Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tiêu hóa & gan mật/
  4. Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
Thuốc Artlanzo Lark điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng (3 vỉ x 10 viên)

Thuốc Artlanzo Lark điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng (3 vỉ x 10 viên)

000311820 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 3 Vỉ x 10 Viên

Nhà sản xuất

Lark Laboratories.

Số đăng ký

VN-20007-16

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc Artlanzo là sản phẩm của Lark Laboratories (India) Ltd., có chứa thành phần hoạt chất chất là Lansoprazol. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger-Ellison, loét dạ dày tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng NSAID hoặc không sử dụng NSAID.

Nước sản xuất

Ấn Độ
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Thuốc Artlanzo là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Công dụng của Thuốc Artlanzo

Chỉ định

Thuốc Artlanzo được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm thực quản trào ngược.
  • Dự phòng điều trị viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ở những bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng NSAID.
  • Dự phòng loét dạ dày và tá tràng liên quan đến NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mà vẫn phải sử dụng NSAID.
  • Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.

Dược lực học

Nhóm trị liệu: Ức chế bơm proton, mã ATC: A02BC03

Lansoprazol là chất ức chế bom proton tại đây. Thuốc ức chế giai đoạn cuối của quá trình tạo thành acid da dày bằng cách ức chế hoạt tính của men H+/K+ATPase ở tế bào thành dạ dày. Ức chế phụ thuộc vào liều và có tính thuận nghịch, và có hiệu lực đối với cả hai chức năng bài tiết cơ bản và bài tiết do kích thích của acid dạ dày. Lansoprazol tích tụ trong các tế bào thành và trở thành dạng hoạt động trong môi trường acid, sau đó nó phản ứng với nhóm sulphydryl của H+/K+ATPase gây ức chế hoạt động của enzym.

Tác động đến bài tiết acid dạ dày:

Lansoprazol là một chất ức chế chuyên biệt của hệ thống bơm proton của tế bào thành dạ dày. Một liều uống 3mg lansoprazol ức chế khoảng 80% sự tiết acid dạ dày kích ứng bởi pentagastrin. Sau khi dùng liều hằng ngày lặp lại trong bảy ngày, thì ức chế được khoảng 90% sự tiết acid dạ dày. Nó có một tác dụng tương ứng trên sự tiết acid cơ bản của dạ dày. Một liều uống duy nhất 30mg làm giảm tiết cơ bản khoảng 70% và các dâu hiệu phục hồi của bệnh nhân bắt đầu ngay từ liều đầu tiên. Sau 8 ngày dùng liên tục, sự thuyên giảm đạt tới mức 85%. Các triệu chứng giảm nhanh khi dùng liều hàng ngày 30mg và hầu hết các bệnh nhân bị loét tá tràng phục hồi trong vòng 2 tuần, bệnh nhân loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược phục hồi trong vòng 4 tuần.

Bằng cách làm giảm hoạt độ axit dạ dày, lansoprazol tạo ra một môi trường mà kháng sinh thích hợp đạt được hiệu quả kháng lại vi khuẩn H. Pylori.

Dược động học

Lansoprazol là một racemic của hai đồng phân đối hình có hoạt tính, được chuyển hóa sinh học thành dạng có hoạt tính trong môi trường acid của các tế bào thành dạ dày. Bản thân lansoprazol nhanh chóng bị bất hoạt bởi acid dạ dày, nó được dùng đường uống dưới dạng bao tan trong ruột để được hấp thu hoàn toàn.

Hấp thu và phân bố

Lansoprazol thể hiện sinh khả dụng cao (80 - 90%) với một liều duy nhất. Nồng độ đính huyết tương đạt được trong vòng 1.5 đến 2 giờ. Thức ăn làm chậm tốc độ hấp thu của lansoprazol và làm giảm khoảng 50% sinh khả dụng. 97% thuốc kết hợp với protein huyết tương.

Chuyển hóa và thải trừ

Lansoprazol được chuyển hóa mạnh trên gan và các chất chuyển hóa được bài tiết theo đường thận và đường mật. Chuyển hóa của lansoprazol là chủ yếu được xúc tác bởi các men CYP2C19. CYP3A4 cũng góp phần vào sự chuyên hóa. Nửa đời thải trừ huyết tương, khoảng 1 - 2 giờ sau khi dùng một hoặc nhiều liều trên đối tượng khỏe mạnh. Không có bằng chứng tích lũy thuốc sau khi dùng đa liều trên các đối tượng khỏe mạnh. Đã xác định được các dẫn xuất sulphone, sunfua và 5-hydroxyl của lansoprazol trong huyết tương. Những chất chuyền hóa có rất ít hoặc không có hoạt tính kháng tiết acid.

Một nghiên cứu với lansoprazol có đánh dấu 14C chỉ ra rằng khoảng một phần ba liều dùng. được bài tiết qua nước tiểu và hai phần ba xuất hiện trong phân.

Dược động học ở bệnh nhân lớn tuổi

Độ thanh thải lansoprazol giảm ở người cao tuổi, thời gian bán hủy tăng lên khoảng 50% đến 100%. Nồng độ đinh huyết tương không tăng ở người già.

Dược động học ở bệnh nhân trẻ em

Việc đánh giá của dược động học ở trẻ em từ 1 - 17 tuổi cho thấy dạng dược động tương tự so với người lớn với liều 15mg cho trẻ dưới 30 kg trọng lượng và 30 mg đối với những trẻ ở trên 30 kg. Một cuộc điều nghiên với một liễu 17 mg/m2 bề mặt cơ thể hoặc 1 mg/kg trọng lượng cơ thể cũng dẫn đến dạng dược động tương tự của lansoprazol ở trẻ em trong độ tưởi 2 - 3 tháng đến một năm tuổi so với người lớn.

Dược động học vượt trội với lansoprazol so với người lớn đã được quan sát thấy ở trẻ độ tuổi dưới 2 - 3 tháng với liều 1.0 mg/kg và 0.5 mg/kg trọng lượng cơ thể khi dùng liều đơn duy nhất.

Dược động học trong suy gan

Các thông số được động lansoprazol tăng gấp đôi ở những bệnh nhân suy gan nhẹ và tăng lên nhiều hơn nữa ở những bệnh nhân suy gan vừa và nặng.

Dược động học trên các đối tượng chuyển hóa kém trên CYP2C19

CYP2C19 có tính đa hình di truyền và có 2% - 6% dân số được gọi là nhóm chuyển hóa kém, có một alen CYP2C19 đột biến đồng hợp tử và do đó thiếu một loại enzyme CYP2C19 chức năng. Các thông số dược động lansoprazol ở nhóm chuyển hóa kém cao hơn nhiều lần nhóm chuyển hóa bình thường.

Cách dùng Thuốc Artlanzo

Cách dùng

Thuốc dạng viên dùng đường uống. Uống thuốc một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Nên uống lansoprazol ít nhất 30 phút trước khi ăn. Viên nang nên được nuốt toàn bộ cùng với thức uống.

Liều dùng

  • Điều trị loét tá tràng: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 2 tuần. Ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, thuốc được tiếp tục ở liều lượng tương tự cho mỗi hai tuần.
  • Điều trị loét dạ dày: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 4 tuần. Loét thường lành trong vòng 4 tuần, nhưng ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, thuốc có thể được tiếp tục ở liều tương tự trong 4 tuần nữa.
  • Viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 30mg một lần mỗi ngày trong 4 tuần. Ở những bệnh nhân không hoàn toàn chữa lành trong thời gian này, việc điều trị có thể được tiếp tục ở liều tương tự khác 4 tuần.
  • Dự phòng viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là  15mg mỗi ngày một lần. Liều có thể được tăng lên đến 30mg mỗi ngày khi cần thiết.
  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng lành tính liên quan đến sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ở những bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng NSAID: Liều khuyến cáo là 30mg mỗi ngày một lần trong 4 tuần. Nếu bệnh nhân không hoàn toàn lành bệnh, việc điều trị có thể được tiếp tục thêm 4 tuần. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ hoặc bị loét rất khó để chữa lành, một khóa điều trị dài hạn và/hoặc liều cao hơn có lẽ nên được tính tới.
  • Dự phòng loét dạ dày và tá tràng liên quan đến NSAID ở những bệnh nhân có nguy cơ cao vẫn phải điều trị bằng NSAID: Liều khuyến cáo là 15mg mỗi ngày một lần. Nếu điều trị không đạt, liều 30mg một lần hàng ngày nên được sử dụng.
  • Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Liều khuyến cáo là 15mg hoặc 30mg mỗi ngày. Nên xem xét điều chỉnh liều căn cứ vào tình trạng từng bệnh nhân. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 4 tuần với liều lượng hàng ngày 30mg, cần có những xem xét kỹ hơn.
  • Hội chứng Zollinser-Ellison: Liều ban đầu được đề nghị là 60mg mỗi ngày một lần. Liều dùng nên được điều chỉnh căn cứ vào tình trạng từng bệnh nhân và điều trị nên tiếp tục kéo dài khi cần thiết. Liều hàng ngày lên đến 180mg đã được sử dụng. Nếu liều hàng ngày vượt quá 120mg, nên được chia làm hai lần uống trong ngày.
  • Bệnh nhân suy gan hoặc thận: Không có cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân có bệnh gan từ vừa đến nặng nên cần sự giám sát thường xuyên và cần giảm 50% liều hàng ngày.
  • Người cao tuổi: Do độ thanh thải của lansoprazol giảm ở người cao tuổi nên cần điều chỉnh liều dựa trên nhu cầu từng cá nhân. Liều dùng hàng ngày không được vượt quá 30mg ở người cao tuổi, trừ khi có chỉ định lâm sàng khác.
  • Trẻ em: Việc sử dụng của lansoprazol là không được khuyến cáo ở trẻ em vì dữ liệu lâm sàng còn hạn chế. Nên tránh điều trị ở trẻ nhỏ dưới một tuổi vì các dữ liệu sẵn có không cho thấy tác dụng có lợi trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Làm gì khi dùng quá liều?

  • Tác động của quá liều trên lansoprazol ở người chưa được biết đến, và do đó, không có cách điều trị.
  • Trong trường hợp nghi ngờ quá liều, bệnh nhân cần được theo dõi. Chạy thận nhân tạo loại bỏ không đáng kể lansoprazol. Làm rỗng dạ dày, sử dụng than hoạt và điều trị triệu chứng nếu cần thiết. 

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Phổ biến (> 1/100, 1/10):

  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn dạ dày ruột: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, ói mửa, đầy hơi, khô miệng.
  • Rối loạn gan mật: Tăng men gan.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Nổi mề đay, ngứa, phát ban.
  • Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Mệt mỏi.

Không phổ biến (> 1/1000, < 1/100):

  • Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu.
  • Rối loạn tâm thần: Trầm cảm.
  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ.
  • Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Phù.

Hiếm gặp (> 1/10000, 1/1000):

  • Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Thiếu máu.
  • Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, ảo giác, rối loạn.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Bồn chồn, dị cảm, buồn ngủ và run.
  • Rối loạn thị giác: Rối loạn tầm nhìn.
  • Rối loạn dạ dày ruột: Viêm lưỡi, Candida thực quản, viêm tụy, rối loạn vị giác.
  • Rối loạn gan mật: Viêm gan, viêm da.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Xuất huyết chấm nhỏ dưới da, ban xuất huyết, rụng tóc, hồng ban đa dạng, nhạy cảm ánh sáng.
  • Rối loạn thận niệu: Viêm thận kẽ.
  • Rối loạn ngực và hệ: Vú to.
  • Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Sốt, tăng tiết mồ hôi, phù mạch, chán ăn, bất lực.

Rất hiếm gặp (< 1/10000):

  • Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Hội chứng Steven-Johnson syndrome, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
  • Rối loạn dạ dày ruột: Viêm đại tràng, viêm miệng.
  • Rối loạn tổng quát và rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Sốc phản vệ.
  • Rối loạn khác: Tăng cholesterol huyết, tăng natri huyết.

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Artlanzo chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Lansoprazol không nên dùng đồng thời với atazanavir.

Thận trọng khi sử dụng

  • Trong các phương pháp điều trị chống loét phổ biến khác, khả năng có khối u dạ dày ác tính phải được loại trừ khi điều trị loét dạ dày với lansoprazol vì lansoprazol có thế che khuất các triệu chứng về làm chậm trễ chẩn đoán.
  • Lansoprazol nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan vừa và nặng.
  • Giảm hoạt độ axit dạ dày do lansoprazol có thể làm tăng số lượng vi khuẩn ở dạ dày, mà những vi khuẩn này thường hiện diện trong đường tiêu hóa. Điều trị với lansoprazol có thể dẫn đến một sự tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa như Salmonella va Campylobacter.
  • Ở những bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng, cần xem xét khả năng lây nhiễm H.pylori với tư cách là một yếu tố gây bệnh.
  • Bởi vì thiếu dữ liệu an toàn trong việc điều trị duy trì lâu hơn 1 năm cho bệnh nhân, cần giám sát thường xuyên việc trị liệu và một sự đánh giá toàn diện rủi ro/lợi ích nên được thực hiện thường xuyên ở những bệnh nhân này.
  • Rất hiếm các trường hợp viêm đại tràng đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng lansoprazol. Vì vậy, trong trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng và/hoặc kéo dài, nên được xem xét việc ngưng điều trị.
  • Việc điều trị để phòng ngừa loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân cần điều trị NSAID liên tục nên được giới hạn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ như xuất huyết tiêu hóa trước đây, thủng hoặc loét đường tiêu hóa, tuổi cao, sử dụng đồng thời các loại thuốc được biết là có thể làm tăng các biến cố bất lợi trên đường dạ dày ruột (ví dụ như corticosteroid hoặc thuốc chống đông máu), sự hiện diện của một yếu tố bệnh lý trầm trọng nào đó hoặc sử dụng kéo dài liều cao NSAID).
  • Loại thuốc này chứa nhiều đường sucrose. Bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu men sucrose-isomaltase không nên dùng thuốc này.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Các phản ứng phụ của thuốc như chóng mặt, rối loạn thị giác và buồn ngủ có thể xảy ra. Trong những điều kiện này, khả năng phản ứng có thể bị giảm đi.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

  • Đối với lansopraZol, không có dữ liệu lâm sàng về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc mang thai, phát triển bào thai, quá trình sinh đẻ hoặc phát triển sau khi sinh.
  • Do đó, không nên sử dụng của lansoprazol trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú

  • Người ta không biết liệu lansoprazol được bài tiết trong sữa mẹ. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có sự bài tiết của lansoprazol trong sữa.
  • Quyết định về việc có nên tiếp tục/ngưng cho con bú hoặc tiếp tục/không tiếp tục điều trị với lansoprazol nên được thực hiện có tính đến lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ cho đứa trẻ và lợi ích của liệu pháp lansoprazol với người phụ nữ.

Tương tác thuốc

Tác động của lansoprazol với các loại thuốc khác

Dược phẩm có sự hấp thu phụ thuộc vào pH

Lansoprazol có thể cản trở sự hấp thu của các loại thuốc mà pH dạ dày là rất quan trọng đến khả dụng sinh học.

  • Atazanavir: Một nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng đồng thời lansoprazol (60mg mỗi ngày một lần) với atazanavir 400mg trên người tình nguyện khỏe mạnh dẫn đến giảm đáng kế các thông số được động của atazanavir (giảm khoảng 90% trong AUC, Cmax). Lansoprazol nên không được dùng đồng thời với atazanavir.
  • Ketoconazol va itraconazol: Sự hấp thu của ketoconazo] va itraconazol ding đường uống được tăng cường bởi sự hiện diện của acid dạ dày. Sử dụng lansoprazol có thế dẫn đến nồng độ ketoconazol và itraconazol dưới mức điều trị và cần phải tránh các phối hợp này.
  • Digoxin: Sử dụng đồng thời lansoprazol và digoxin có thể dẫn đến nồng độ trong huyết tương digoxin tăng lên. Do đó, nồng độ trong huyết tương của digoxin nên được theo dõi và điều chỉnh liều của digoxin nếu thấy cẩn thiết khi bắt đầu và kết thúc điều trị lansoprazol.

Các dược phẩm được chuyển hóa bởi enzyme P450:

Lansoprazol có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4. Cần thận trọng khi kết hợp lansoprazol với các thuốc được chuyển hóa bởi enzyme này và có một khoảng điều trị hẹp.

  • Theophyllin: Lansoprazol làm giảm nồng độ huyết tương của theophyllin, mà có thể làm giảm tác động lâm sàng dự kiến. Cần thận trọng, khi kết hợp hai loại thuốc.
  • Tacrolimus: Sử dụng đồng thời với lansoprazol làm tăng nỗng độ trong huyết tương của tacrolimus (cơ chất CYP3A va P-gp). Sự hiện diện của lansoprazol làm tăng các thông số dược động của tacrolimus lên đến 81%. Cần theo dõi nồng độ tacrolimus nên khi điều trị đồng thời với lanzoprazol.

Các dược phẩm được chuyên chở bởi P-glycoprotein:

Lansoprazol đã dược ghi nhận là chế protein vận chuyển, P-glycoprotein (P-gp) in vitro. Sự liên quan lâm sàng của hiện tượng này là không rõ.

Tác động của thuốc khác lên lansoprazol

Các thuốc ức chế CYP2C19

Fluvoxamine: Có thể cân nhắc giảm liều khi kết hợp lansoprazol với chất ức chế CYP2C19 fluvoxamine. Một nghiên cứu cho thấy rằng nông độ huyết tương lansoprazol tăng lên đến 4 lần.

Các thuốc gây ra CYP2C19 và CYP3A4

Các thuốc cảm ứng men tác động lên CYP2C19 và CYP3A4 nhu rifampicin, và chất St John wort (Hypericum perforatum) có thể làm giảm rõ rệt nồng độ huyết tương của lansoprazol.

Các thuốc khác

  • Sucralfate/Thuốc kháng acid: Sucralfate/Thuốc kháng acid có thể làm giảm sinh khả dụng của lansoprazol. Vì vậy nên uống lansoprazol ít nhất 1 giờ sau khi uống những loại thuốc này.
  • NSAID: Không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng của lansoprazol với các thuốc chống viêm không steroid, mặc dù chưa có các nghiên cứu chính thức về các tương tác này.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sản phẩm liên quan

Hỗn dịch uống Phosphalugel Sanofi giảm độ axit của dạ dày (26 gói x 20g)

Hỗn dịch uống Phosphalugel Sanofi giảm độ axit của dạ dày (26 gói x 20g)

4.200đ / Gói

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)