Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Vitamin & khoáng chất
Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)
Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)
Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)
Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)
Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)
Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)
Thương hiệu: Vitex

Viên nhai Pedia-heam Vitex cung cấp axit folic cho trẻ em đang lớn (30 viên)

000113380 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Vitamin & khoáng chất

Dạng bào chế

Viên nhai

Quy cách

Hộp 30 Viên

Thành phần

Chỉ định

Xuất xứ thương hiệu

Úc

Nhà sản xuất

VĨNH PHÚC

Số đăng ký

VN-18875-15

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Pedia Heam – Cung cấp acid folic cho trẻ em đang lớn là sản phẩm của Công ty Vitex Pharmaceutical Pty Ltd, thành phần chính là vitamin B9 (Acid folic), vitamin B12 (Cyanocobalamin), biotin, ferrous fumarate, acid ascorbic. Thuốc dùng để chỉ định để phòng ngừa thiếu vitamin C, vitamin B12, biotin, calci, sắt, acid folic do thức ăn không cung cấp đủ; bổ sung sắt, acid folic và vitamin B12 trong các trường hợp mất máu.

Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Viên nhai Pedia-heam là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Viên nhai Pedia-heam

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Vitamin B12

0.01mg

Biotin

0.05mg

Ferrous fumarate

60.8mg

Vitamin B9

Vitamin C

Công dụng của Viên nhai Pedia-heam

Chỉ định

Thuốc Pedia Heam được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Phòng ngừa thiếu vitamin C, vitamin B12, biotin, calci, sắt, acid folic do thức ăn không cung cấp đủ.
  • Bổ sung sắt, acid folic và vitamin B12 trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm giun.

Dược lực học

Acid folic

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.

Cyanocobalamin

Là 1 trong 2 dạng của B12. Trong cơ thể người, nó tạo thành các coenzym hoạt động là 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng.

Biotin

Là một vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym chuyển vận các đơn vị carboxyl và gắn carbon dioxyd và cân cho nhiều chức năng chuyển hóa, bao gồm tân tạo glucose, tạo lipid, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hóa propionat và dị hóa acid amin có mạch nhánh.

Sắt fumarat

Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C.

Ascorbic acid (Vitamin C)

Cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mộ trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa - khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào.

Dược động học

Acid folic

Được hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4 - 5 microgam đào thải qua nước tiểu. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.

Cyanocobalamin

Được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả các dạng thiếu vitamin B12. Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Thải trừ qua mật.

Biotin

Biotin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và gắn chủ yếu với protein huyết tương. Thuốc xuất hiện trong nước tiểu chủ yếu ở dạng biotin nguyên vẹn và một lượng ít hơn dạng các chất chuyển hóa bis - norbiotin và biotin sulfoxid.

Sắt fumarat

Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Mức độ hấp thu sắt phụ thuộc vào nhu cầu bệnh nhân (phụ nữ hành kinh, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, thiếu niên cần nhu cầu sắt tăng). Hấp thu sắt bị giảm khi có các chất chelat hóa hoặc các chất tạo phức trong ruột và tăng khi có acid hydrocloric và vitamin C. Do vậy đôi khi sắt được dùng phối hợp với vitamin C. Khoảng 90% Sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.

Ascorbic acid

Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein. Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi.

Cách dùng Viên nhai Pedia-heam

Cách dùng

Dùng đường uống, nhai trước khi nuốt.

Liều dùng

Trẻ em trên 4 tuổi: Mỗi ngày nhai 1 viên sau bữa ăn hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ em dưới 4 tuổi: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Quá liều vitamin có thể gây đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, kiệt sức, rụng tóc, sút cân. Một vài trường hợp đau đầu, đau cơ , nhịp nhanh và yếu, da lạnh, dính, mất kiểm soát ý thức... Ngừng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Do bất cần, sử dụng quá liều có sắt chứa trong thành phần sẽ gây ra ngộ độc tử vong ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Đề thuốc ngoài tầm với của trẻ em. Trường hợp vô ý đã đưa thuốc vào đường tiêu hóa thì gọi ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm chống độc để được trợ giúp.

Làm gì khi quên một liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc có thể gặp 1 số tác dụng phụ nhẹ như: Đau đầu, đau dạ dày, miệng có vị khó chịu. Ngoài ra có thể gặp một số phản ứng dị ứng hiếm gặp như: Khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi và họng.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Pedia Heam chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • U ác tính: Do vitamin B12 làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm u tiến triển; người bệnh cơ địa dị ứng (hen, eczema).
  • Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosi-derin và thiếu máu tan máu.
  • Người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng với bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không thấy có báo cáo liên quan, thông thường thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tương tác thuốc

Với thành phần acid folic

Sulphasalazin có thể làm giảm hấp thu folat.

Cotrimoxazol: Làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.

Với thành phần sắt fumarat

Các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat và magnesi trisilicat, hoặc nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt khi uống cùng nhau.

Sắt có thể chelat hóa với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc. Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm.

Với thành phần vitamin C 

Làm tăng hấp thu sắt.

Dùng cùng với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.

Bảo quản

Bảo quản khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AT

    anh Tú

    bao nhiêu 1 viên vậy dược sĩ ơi
    5 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưQuản trị viên

      Chào anh Tú,

      Dạ rất tiếc với sản phẩm này tạm thời nhà thuốc đang chưa hỗ trợ cho mình ngay được. Mong anh thông cảm.

      Anh vui lòng inbox cho nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài miễn phí 18006928, sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu hỗ trợ mình được chi tiết hơn ạ.

      Thân mến!

      5 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời