Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Virus giời leo là gì và câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngã ngửa

Ngày 22/12/2017
Kích thước chữ

Virus giời leo có thật sự tồn tại như lời đồn đoán của nhiều người? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn đó. 1. Virus giời leo là gì? Virus giời

Virus giời leo có thật sự tồn tại như lời đồn đoán của nhiều người? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn đó.

1. Virus giời leo là gì?

Virus giời leo là gì Nguyên nhân và cách chữa trị giời leo 1

Virus giời leo thường hay trú ngụ ở những nơi ẩm thấp.

Virus giời leo thực ra là cách gọi sai do nhiều người còn nhầm lẫn giữa bệnh giời leo và bệnh zona thần kinh – do một loại virus thủy đậu gây ra.

Còn “virus giời leo” hay nói chính xác là nguyên nhân gây bệnh giời leo do con bọ giời. Đây là một loại động vật thuộc lớp Chân môi (Chilopoda), có kích thước nhỏ hơn so với nhiều loại rết khác và có chân cao hơn, bò khá nhanh, thường sống ở các góc khuất, ngõ ngách, có thể gặp ở dưới gầm giường, nơi ẩm thấp như dưới các hòn gạch, đá,…

Một người được chẩn đoán là mắc bệnh giời leo khi da họ tiếp xúc phải acid photpho do con giời leo tiết ra. Bệnh thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, ở những vùng da hở như cổ, mặt, tay, chân,… Giời leo cũng có thể xuất hiện ở vùng da khác nhưng hiếm gặp hơn, viêm đỏ giống như vết cào xước và có xu hướng tạo thành vệt dài từ 3-5cm.

Mới đầu, người bệnh sẽ cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt như mụn mủ. Bệnh có thể lây lan sang vùng da khác nếu như bạn chạm vào dịch mủ ở những nơi mắc bệnh và làm dây sang vùng da khác, tuy nhiên cùng da mới sẽ không bị nặng như vùng da ban đầu.

Sau khoảng từ 5-7 ngày thương tổn sẽ khô và da có thể trở lại trạng thái bình thường mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách hoặc để bội nhiễm và lây lan thành dịch, giời leo có thể để lại hậu quả khôn lường. Vì lý do đó, bạn nên nắm vững cách điều trị bệnh giời leo để bệnh chóng khỏi.

2. Cách điều trị bệnh giời leo

Virus giời leo là gì Nguyên nhân và cách chữa trị giời leo 2

Bệnh giời leo là bệnh ngoài da phổ biến gặp ở rất nhiều người.

Khi bị viêm da do giời leo, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về bôi, cũng không nên gãi mạnh chỗ bị tổn thương. Ngay sau khi xuất hiện các vết đỏ và ngứa trên da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9% để làm sạch chất gây viêm da từ côn trùng. Tuyệt đối không dùng nước xà phòng rửa vì sẽ làm tăng kích ứng da.

Đặc biệt, tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ vào phần da bị tổn thương. Nó sẽ làm vết thương bị bám bụi, ứ đọng dịch tiết phù nề khiến bệnh dễ bị lây lan hơn. Nên bôi vết thương bằng hồ nước hoặc thuốc màu, tốt nhất là thuốc màu xanh. Để tránh việc lây lan, người bệnh nên tránh sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người khác vì chất độc từ côn trùng ở phần da bị viêm nhiễm sẽ bám vào phần da mới tiếp xúc và gây bệnh.

Một quan niệm sai lầm khác ngoài việc cho rằng có virus giời leo đó là nhiều người nói cần phải kiêng nước nên bỏ qua việc tắm rửa mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải được tắm sạch sẽ, vệ sinh kỹ lưỡng bởi nếu không tắm, chất tiết côn trùng vẫn còn trên da sẽ gây tiếp tục gây tổn thương đến làn da của bạn. Khi tắm mọi người lưu ý cần phải giữ ấm và không tắm nước quá nóng. Ngoài ra cần tránh hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn.

Virus giời leo là gì Nguyên nhân và cách chữa trị giời leo 3

Nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất.

Nếu điều trị đúng cách, bệnh giời leo thường khỏi nhanh trong 3 – 7 ngày. Người bệnh nên dùng các dung dịch làm dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, đắp ngày 2 – 3 lần; có thể thay bằng nước lá khế đun sôi để nguội, hồ nước bôi ngày 2 đến 3 lần. Khi có nhiễm khuẩn có thể dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như: Samicason, Begendrem,…Điều trị toàn thân bằng thuốc kháng histamin như: Cetrizin, Loratadin…; thuốc giảm đau khi đau nhiều, có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh…Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vào vết phù nề có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo sau này. Hậu quả của bệnh giời leo nếu không được chữa trị đúng cách là vô cùng nguy hiểm.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.