Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Lofexidine
Loại thuốc
Thuốc chủ vận α-adrenergic trung ương.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 0,18 mg.
Giảm các triệu chứng cai thuốc do ngưng dùng opioid đột ngột ở người lớn.
Nhóm dược lý: Chủ vận α-adrenergic trung ương.
Mã ATC: N07BC04.
Cơ chế tác dụng
Lofexidine là một chất chủ vận α2-adrenergic liên kết với các thụ thể adrenergic trên tế bào thần kinh trung ương.
Điều này làm giảm giải phóng norepinephrine và giảm trương lực giao cảm, giảm dẫn truyền thần kinh giao cảm từ ceruleus locus - nguyên nhân gây nhiều triệu chứng cai thuốc opioid trong giai đoạn cai cấp tính.
Cấu trúc và tính chất dược lý của lofexidine liên quan đến clonidine, tuy nhiên có tính chọn lọc cao hơn trên thụ thể α2A-adrenergic nên cải thiện được các tác dụng không mong muốn (hạ huyết áp và an thần) so với clonidine.
Sinh khả dụng tuyệt đối: 72%.
Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax): 3 - 5 giờ khi uống liều duy nhất.
Nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax): 0,82 mg/mL (3 giờ); 0,64 ng/mL (4 giờ).
Diện tích dưới đường cong (AUC): 14,9 ng.giờ/mL (3 giờ); 12 ng.giờ/mL (4 giờ).
Thức ăn không làm thay đổi dược động học của lofexidine.
Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương: 55%.
Thuốc phân bố rộng rãi vào mô cơ thể với thể tích phân bố (Vd): 480 L (uống) và 297,9 L (tiêm tĩnh mạch).
Chưa biết rõ lofexidine có bài tiết trong sữa mẹ hay không.
Tại thời điểm hấp thu ở ruột, 30% lofexidine bị chuyển hoá thành chất không hoạt tính.
Ở gan, thuốc được chuyển hoá chủ yếu bởi CYP2D6 và một phần nhỏ bởi CYP1A2 và CYP2C19.
Lofexidine được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu (93,5%; trong đó có 15 - 20% dưới dạng nguyên vẹn); 0,9% thuốc được bài tiết qua phân.
Thời gian bán thải cuối cùng: Sau liều ban đầu, khoảng 11 - 13 giờ và khoảng 17 - 22 giờ ở trạng thái ổn định.
Methadone
Lofexidine và methadone đều có thể gây kéo dài khoảng QT. Cần thường xuyên theo dõi điện tâm đồ ở những bệnh nhân đang dùng đồng thời hai thuốc này.
Naltrexone đường uống
Sử dụng đồng thời lofexidine và naltrexone đường uống làm thay đổi dược động học ở trạng thái ổn định của naltrexone. Hiệu quả điều trị của naltrexone có thể giảm nếu dùng đồng thời với lofexidine trong vòng 2 giờ.
Tương tác này có thể không xảy ra nếu dùng naltrexone bằng đường khác (tiêm tĩnh mạch, miếng dán ngoài da).
Thuốc an thần
Lofexidine tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của benzodiazepin, rượu, barbiturate và các loại thuốc an thần khác.
Chất ức chế CYP2D6 - Paroxetine
Sử dụng đồng thời với paroxetine làm tăng 28% mức độ hấp thu của lofexidine. Theo dõi triệu chứng hạ huyết áp thế đứng và nhịp tim chậm khi dùng đồng thời chất ức chế CYP2D6 và lofexidine.
Lofexidine không có chống chỉ định.
Người lớn
Liều khởi đầu thông thường là 0,54 mg x 4 lần/ngày trong giai đoạn xuất hiện các triệu chứng cai nghiện đỉnh điểm (thường là 5 - 7 ngày đầu sau liều opioid cuối cùng). Mỗi liều nên cách nhau 5 - 6 giờ.
Tổng liều hàng ngày của lofexidine không được vượt quá 2,88 mg/ngày và không uống quá 0,72 mg/lần.
Thời gian điều trị bằng lofexidine tối đa 14 ngày.
Ngừng thuốc: Giảm liều dần dần trong 2 - 4 ngày để giảm thiểu các triệu chứng cai lofexidine (ví dụ: Giảm 1 viên/lần sau 1 - 2 ngày).
Nếu bệnh nhân gặp phải tác dụng không mong muốn do thuốc, nên giảm liều, tạm ngừng hoặc ngưng sử dụng lofexidine. Có thể giảm liều khi các triệu chứng cai opioid giảm dần.
Đối tượng khác
Bệnh nhân suy gan
Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan như sau:
Suy gan nhẹ |
Suy gan vừa |
Suy gan nặng |
|
Điểm Child-Pugh |
5 - 6 |
7 - 9 |
> 9 |
Liều khuyến cáo |
0,54 mg x 4 lần/ngày |
0,36 mg x 4 lần/ngày |
0,18 mg x 4 lần/ngày |
Bệnh nhân suy thận
Dùng lofexidine không phụ thuộc vào thời gian lọc máu.
Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan như sau:
Nhẹ đến vừa |
Suy thận nặng, bệnh nhân giai đoạn cuối hoặc lọc máu |
|
eGFR (ml/phút/1,73 m2) |
30 - 89,9 |
< 30 |
Liều khuyến cáo |
0,36 mg x 4 lần/ngày |
0,18 mg x 4 lần/ngày |
Uống lofexidine cùng hoặc không cùng thức ăn.
Đau hoặc khó chịu ở ngực, ớn lạnh, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, ngất xỉu, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột, nhịp tim chậm hoặc không đều, mệt mỏi bất thường, nhầm lẫn, buồn ngủ, khô miệng.
Ù tai, mất thính lực.
Không có báo cáo.
Tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi, lo lắng, đau chân hoặc tay.
Hạ huyết áp, giảm nhịp tim và ngất
Lofexidine có khả năng gây hạ huyết áp (đặc biệt khi đổi tư thế từ nằm sang đứng hoặc đứng quá lâu), giảm nhịp tim và ngất nên cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trước khi dùng thuốc.
Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân đang dùng thuốc tại nhà uống đủ nước, tự theo dõi dấu hiệu hạ huyết áp, loạn nhịp, nhịp tim chậm, các triệu chứng liên quan và cách phòng tránh hạ huyết áp (ví dụ: Ngồi hoặc nằm xuống khi thấy choáng, không thay đổi tư thế đột ngột).
Nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp đáng kể hoặc nhịp tim chậm, nên giảm, trì hoãn hoặc bỏ qua liều lofexidine tiếp theo và liên hệ với bác sỹ để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Tránh kê đơn lofexidine cho bệnh nhân suy mạch vành nặng, nhồi máu cơ tim gần đây, bệnh mạch máu não, suy thận mãn tính và có dấu hiệu nhịp tim chậm rõ rệt.
Tránh kết hợp lofexidine với các thuốc làm giảm nhịp tim hoặc giảm huyết áp để tránh nguy cơ nhịp tim chậm quá mức và hạ huyết áp.
Nguy cơ kéo dài khoảng QT
Lofexidine gây tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT. Tránh chỉ định thuốc cho bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh.
Theo dõi điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, suy gan, suy thận hoặc bệnh nhân đang dùng các sản phẩm thuốc khác có thể gây kéo dài khoảng QT (ví dụ: Methadone).
Khắc phục những bất thường về điện giải (như hạ kali máu hoặc hạ magnesi máu) và theo dõi điện tâm đồ cho bệnh nhân trước khi bắt đầu sử dụng lofexidine.
Tăng nguy cơ suy nhược hệ thần kinh trung ương khi dùng đồng thời với thuốc an thần tác động trên thần kinh trung ương
Lofexidine làm tăng tác dụng chống trầm cảm thần kinh trung ương của benzodiazepin, cũng như rượu, barbiturate và các thuốc an thần khác.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết về các thuốc an thần đang sử dụng, kể cả rượu bia. Bệnh nhân đang điều trị bằng lofexidine cũng nên cẩn thận hoặc tránh lái xe và hành máy móc nguy hiểm.
Tăng nguy cơ quá liều opioid sau khi ngưng dùng opioid
Lofexidine không phải là thuốc điều trị chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
Bệnh nhân đã cai chất gây nghiện có thể bị giảm khả năng dung nạp opioid và tăng nguy cơ quá liều dẫn đến tử vong nếu họ tiếp tục sử dụng opioid.
Nguy cơ xuất hiện các triệu chứng ngừng thuốc
Ngừng lofexidine đột ngột có thể làm tăng huyết áp rõ rệt.
Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm tiêu chảy, mất ngủ, lo lắng, ớn lạnh, tăng tiết nước bọt và đau các chi.
Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngưng dùng thuốc. Phải giảm liều lofexidine từ từ trước khi ngừng hoàn toàn.
Sử dụng cho trẻ em
Tính an toàn và hiệu quả của lofexidine chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
Sử dụng cho người cao tuổi
Chưa có nghiên cứu về dược động học, tính an toàn và hiệu quả của lofexidine ở người cao tuổi.
Cần thận trọng khi chỉ định cho đối tượng này và điều chỉnh liều dựa trên chức năng thận nếu cần.
Suy gan
Suy gan làm chậm quá trình đào thải lofexidine nhưng ít tác động đến AUC sau một liều duy nhất. Điều chỉnh liều lượng dựa trên khuyến cáo.
Nguy có kéo dài khoảng QT cao hơn ở bệnh nhân suy gan.
Suy thận
Suy thận làm chậm quá trình đào thải lofexidine nhưng ít tác động đến AUC sau một liều duy nhất.
Điều chỉnh liều lượng dựa trên khuyến cáo. Chỉ một phần không đáng kể lofexidine bị loại bỏ trong quá trình lọc máu, vì vậy không cần bổ sung liều cũng như có thể dùng thuốc không phụ thuộc vào thời gian lọc máu.
Tính an toàn và hiệu quả của lofexidine trên phụ nữ có thai chưa được nghiên cứu.
Không có nghiên cứu về khả năng bài tiết vào sữa mẹ của lofexidine hoặc các chất chuyển hóa của nó, mức độ ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ hoặc đến việc tạo sữa.
Cần thận trọng khi chỉ định lofexidine cho phụ nữ đang cho con bú.
Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc, nhất là những bệnh nhân đang dùng đồng thời lofexidine với các thuốc có tác dụng an thần (benzodiazepine, barbiturate, rượu...).
Quá liều và độc tính
Triệu chứng quá liều lofexidine như hạ huyết áp, nhịp tim chậm và an thần.
Cách xử lý khi quá liều
Trường hợp quá liều cấp tính, rửa dạ dày nếu thời gian uống dưới 2 giờ. Lọc máu không loại được lượng thuốc đáng kể. Thực hiện các biện pháp điều trị và hỗ trợ chung.
Uống một liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm dùng thuốc tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên. Không dùng gấp đôi liều lượng đã được kê đơn.
Tên thuốc: Lofexidine.
Ngày cập nhật: 14/12/2021.