Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, có rất nhiều loại kem đánh răng với đầy đủ chức năng và tác dụng. Sự thật có phải kem đánh răng mang lại những lợi ích siêu việt như thế không và tác hại của kem đánh răng là gì?
Nhiều người nghĩ kem đánh răng loại đắt tiền sẽ tốt hơn. Cũng có người chọn loại kem có nguồn gốc thảo dược, hoặc một số người khác lại chọn loại phổ biến, nhiều người dùng. Trên thực tế, tác hại của kem đánh răng đã được các chuyên gia răng miệng nêu ra, bạn có thể tham khảo để sử dụng kem đánh răng đúng cách hơn.
Ngoài công dụng của kem đánh răng đã được chứng minh thì kem đánh răng có chứa các chất vô cơ và hữu cơ, trong đó có vật chất tạo ma sát, rất nhiều chất giúp tẩy rửa, tạo bọt, chất kết dính, chất giữ ẩm, chất ngọt, chất hương liệu và những chất tương tự khác.
Trong số đó, tác nhân ma sát là phần chính của kem đánh răng. Những thành phần này có thể sẽ gây ra những tác hại của kem đánh răng nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Và nếu muốn làm trắng da bằng kem đánh răng, bạn càng phải lưu ý hơn. Cùng tìm hiểu những tác hại của kem đánh răng và các thành phần có thể gây ra những tác hại đó là gì:
Các nha sĩ nói rằng fluoride có tác dụng ngăn ngừa bệnh sâu răng. Florua được cho rằng giúp răng khỏe mạnh, vững chắc. Trong thực tế, sodium fluoride - một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhôm, cũng có thể được tìm thấy trong các chất diệt chuột và thuốc trừ sâu công nghiệp.
Theo Trung tâm phòng chống chất độc thực phẩm Akron (Mỹ), chỉ với 2,8 gram fluoride cũng có thể khiến một người lớn nặng 45 kg tử vong. Hấp thụ một lượng nhỏ natri florua cũng có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và tiêu chảy. Tuy nhiên, bất chấp những nguy cơ này, sodium fluoride vẫn có mặt trong các sản phẩm kem đánh răng.
Thường được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm chống vi khuẩn. Triclosan cũng xuất hiện trong nhiều loại kem đánh răng. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã phân loại triclosan làm thuốc trừ sâu và nói rõ tác hại của chất này cho sức khỏe con người cũng như môi trường. Các nhà khoa học còn xác định triclosan là một loại chlorophenol (hóa chất gây ung thư ở người).
Là chất được bổ sung vào kem đánh răng như một chất tẩy rửa, hóa chất sodium laurel sulfate và sodium laureth sulfate có thể là một loạt tác hại của kem đánh răng. Sodium laurel sulfate gây hại cho mắt, kích ứng da và dẫn đến khó thở. Sodium laurel sulfate còn có thể lưu lại trong cơ thể đến 5 ngày, tích tụ trong tim, gan và não. Khi kết hợp với các hóa chất khác, sodium laurel sulfate biến thành các nitrosamine - chất gây ung thư khiến cơ thể hấp thụ các nitrat có hại.
Là một hoạt chất có thể gây ra tác hại của kem đánh răng, propylene glycol được sử dụng như một chất làm ướt. Hóa chất này thẩm thấu nhanh qua da, khi sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến những biến đổi bất thường trong não, gan và thận.
Người tiêu dùng có thể dễ dàng thấy Diethanolamine (DEA) trong các sản phẩm bọt, bao gồm cả kem đánh răng. DEA có khả năng phá vỡ nội tiết tố và tạo ra các nitrat gây ung thư. Theo Tiến sĩ Samuel Epstein - Giáo sư sức khỏe môi trường tại Đại học Illinois (Mỹ), việc để DEA tiếp xúc với bề mặt da thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và thận.
Formaldehyde có khả năng sát trùng cao nên có thể tiêu diệt tất cả những vi khuẩn nhỏ trên răng. Nếu vô tình nuốt phải một lượng lớn formaldehyde có thể gây tử vong ở người. Formaldehyde cũng gây vàng da, tổn thương về thận, gan và thậm chí là tử vong.
Tinh dầu bạc hà trong kem đánh răng giúp hơi thở thơm mát. Tuy nhiên nó có thể gây tác hại của kem đánh răng như mạch chậm, ợ nóng và run cơ nếu nuốt phải.
Có nguồn gốc từ dầu mỏ, Parafin giúp tạo ra độ sánh mịn cho hỗn hợp kem đánh răng. Nếu vô tình nuốt phải thành phần này, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón.
Glycerin glycol được thêm vào kem đánh răng để giúp ngăn chặn việc hỗn hợp kem bị khô cứng và nó cũng được tìm thấy trong các chất chống đông. Mặc dù glycerin không độc hại nhưng loại phụ gia này có thể gây ra cảm giác buồn nôn nếu vô tình nuốt phải.
Tác hại của kem đánh răng làm trắng có thể đến từ những thành phần vừa nêu trên. Tuy nhiên, kem đánh trăng làm trắng thường không cho ra những kết quả giúp làm trắng răng rõ rệt. Đó là vì thành phần chính đảm nhận chức năng làm trắng trong kem đánh răng là chất mài mòn, vì vậy, các chức năng cơ bản khác như làm sạch miệng, gây tê, chống chảy máu và các hiệu quả khác chỉ là chức năng bổ trợ.
Hình dạng của loại hạt giúp làm trắng trong kem đánh răng thường khác nhau, để chúng có thể tăng tác dụng làm sạch. Ở một mức độ nào đó cũng sẽ mang lại hiệu quả làm trắng răng.
Trong trường hợp này, đa số các loại kem đáng răng không phát huy được tác dụng làm trắng, người hút thuốc vẫn phải mang theo bộ răng bị "nhuộm vàng" của mình kể cả khi dùng kem đánh răng có tính năng làm trắng.
Tác hại của kem đánh răng có thể đến từ các thành phần trong những loại kem này. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường và bạn nghi ngờ do kem đánh răng gây ra thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Bạn cũng nên tìm hiểu việc sử dụng kem đánh răng loại nào là phù hợp với sức khỏe của mình và tránh được tối đa các tác hại của kem đánh răng.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.