Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải mã nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục

Ngày 15/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Biếng ăn, chậm lớn ở trẻ em vẫn luôn là vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Trẻ biếng ăn trong thời gian dài có thể gây ra hậu quả nguy hiểm như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển trí tuệ... Hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn chính là chìa khóa giúp cha mẹ cải thiện sớm tình trạng này.

Biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng là những cụm từ quen thuộc, thậm chí ám ảnh đối với những bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ biếng ăn là gì, dấu hiệu trẻ biếng ăn và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Biếng ăn ở trẻ em là gì?

Biếng ăn là tình trạng trẻ bị giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể theo độ tuổi. Trẻ có thể bị biếng ăn ở nhiều mức độ khác nhau như ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn một vài loại thức ăn nhất định hoặc nặng hơn là từ chối ăn, nôn ói, sợ hãi khi đến bữa ăn. Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cả về tầm vóc và trí tuệ của trẻ, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch suy giảm.

Giải mã nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ em hiện nay

Ngoài ra, có thể nhận biết trẻ biếng ăn thông qua các dấu hiệu như:

  • Trẻ chậm tăng trưởng, chiều cao và cân nặng không đạt chuẩn.
  • Trẻ không ăn hết khẩu phần.
  • Bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút, thậm chí vài giờ.
  • Trẻ ăn ít hơn một nửa khẩu phần ăn so với trẻ cùng tuổi.
  • Trẻ thường ăn kén chọn, ăn không đa dạng thực phẩm.

3 nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em

Vì sao trẻ lại biếng ăn? Biếng ăn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như bệnh lý, sinh lý, thiếu chất, đặc biệt biếng ăn do thói quen sinh hoạt chiếm tỉ lệ rất cao.

Biếng ăn do bệnh lý

Trẻ biếng ăn do bệnh lý thường mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, nhiễm virus hệ hô hấp… khiến cơ thể mất đi lượng vitamin và khoáng chất lớn, dẫn tới biếng ăn. Bên cạnh đó, việc uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài để điều trị bệnh cũng là lý do khiến cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi và chán ăn. 

Trẻ mắc hội chứng Cushing, cường tuyến phó giáp, suy vỏ thượng thận hay các bệnh toàn thân như suy gan, tim, thận, bệnh tự miễn… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn.

Giải mã nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục 1 Một số bệnh lý khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn

Trẻ biếng ăn do thiếu chất

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo dẫn đến cơ thể thiếu chất cũng là yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Ở những trẻ ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ từ rau xanh sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Chế độ ăn mất cân bằng cũng khiến cơ thể không nạp đủ vitamin và các khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi, sắt, lysine, vitamin A, C, D.. khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.

Ngược lại, nhiều cha mẹ có thói quen tự ý bổ sung vi chất sai cách cũng có thể là nguyên nhân gây biếng ăn nếu lượng sắt, vitamin A, vitamin D quá cao.

Biếng ăn tâm lý do thói quen “ép ăn, ăn rong”

Đây là một trong những sai lầm rất phổ biến của nhiều gia đình Việt, đặc biệt ở thế hệ ông bà. Cha mẹ hoặc người chăm sóc thường có thói quen dỗ dành trẻ ăn nhiều bằng mọi cách có thể như bế trẻ đi ăn rong, cho xem điện thoại, chơi đồ chơi, người cho ăn người múa phụ họa... Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng do trẻ ăn một cách thụ động, không cảm nhận được mùi vị thức ăn mà còn khiến trẻ phụ thuộc, lâu dần trẻ không còn hứng thú với đồ ăn nữa. 

Đặc biệt, tâm lý lúc nào cũng sợ trẻ bị đói, muốn trẻ bụ bẫm nên thường ép trẻ ăn, lượng thức ăn mỗi bữa nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng, ăn nhiều bữa trong ngày khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải. Điều này khiến trẻ luôn có cảm giác no, và ăn không ngon miệng.

Giải mã nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục 2 Thói quen xem điện thoại tưởng như vô hại nhưng lại gây biếng ăn ở trẻ

Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân là gì để tìm cách thay đổi phù hợp. Đối với nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, cha mẹ nên xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi của trẻ, không ăn quá nhiều bữa, không ép nếu trẻ không muốn ăn. Đặc biệt cần thay đổi thực đơn đa dạng, bài trí nhiều màu sắc hấp dẫn để kích thích trẻ. 

Bên cạnh đó, cha mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung song song với việc điều chỉnh thói quen ăn uống nhăm giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn nhanh chóng.Hiện trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ biếng ăn ở trẻ, cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp nhất cho bé. 

Chấm dứt nỗi lo biếng ăn cùng Soki Deli 18 gói

Thấu hiểu nỗi lo của các bậc cha mẹ và luôn mong trẻ phát triển khỏe mạnh, sau nhiều năm nghiên cứu Pharvina đã cho ra đời sản phẩm Soki Deli giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu, cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả.

Giải mã nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và cách khắc phục 3 Soki Deli là giải pháp tối ưu cho trẻ biếng ăn

Cốm sữa ăn ngon Soki Deli 18 gói là sản phẩm ưu việt chứa bộ ba tinh túy từ sữa gồm đạm sữa thủy phân Lactium, Colostrum, HMO và các dưỡng chất kích thích ăn ngon hàng đầu như Lysine, Kẽm Gluconat. Đặc biệt, trong Soki Deli còn bổ sung thêm chiết suất lá tia tô xanh organic Nhật Bản giúp cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Sản phẩm Soki Deli 18 gói không chỉ mang lại cảm giác thèm ăn nhanh chóng chỉ sau 1 liệu trình mà còn giúp trẻ tăng cân, giảm ốm vặt. Đồng thời, hình thành thói quen ăn uống chủ động, tích cực, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch lâu dài. Với tác dụng vượt trội, cốm sữa Soki Deli là sản phẩm an toàn cho trẻ từ độ tuổi sơ sinh đang trong tình trạng biếng ăn, ăn không ngon, hấp thu kém, trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu hoặc trẻ đang cần bồi bổ.

An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm