Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Làm sao biết con bạn có chứng tự kỷ hay không? Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh.

Ngày 24/04/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay trẻ bị rối loạn về phát triển ngày càng tăng trong đó có trẻ tự kỷ. Theo số liệu nghiên cứu, cứ 10.000 người thì có 12 người mắc chứng tự kỷ và số lượng trẻ nam cao gấp 3 lần trẻ nữ. Vậy làm sao để biết con bạn có chứng tự kỷ hay không?

TS. Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, thành viên của Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam (VAPE) cho biết hiện nay trẻ bị rối loạn về phát triển ngày càng tăng trong đó có trẻ tự kỷ. Theo số liệu nghiên cứu cho rằng, cứ 10.000 người thì có 12 người mắc chứng tự kỷ và số lượng trẻ nam cao gấp 3 lần trẻ nữ. Vậy làm sao để biết con bạn có chứng tự kỷ hay không?

Chứng tự kỷ ở trẻLàm sao để biết con bạn có chứng tự kỷ hay không?

Bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỷ, hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác. Và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.

Tự kỷ được chia làm nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, bạn có thể dễ nhầm lẫn những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ với tính khó chịu của con mình và đưa ra kết luận không chính xác.

Rất nhiều trường hợp trẻ bị áp lực việc học, không có nhiều bạn để chia sẻ, cha mẹ thường xuyên vắng nhà không hỏi thăm con cái làm tinh thần trẻ bị tác động, tính tình khó chịu, dễ cáu gắt hơn, không muốn nói chuyện với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu và khắc phục tình trạng trên con bạn sẽ trở lại bình thường. Đó chỉ là những tác nhân tạm thời khiến tinh thần trẻ bị ảnh hưởng chứ không phải trẻ đang mắc chứng tự kỷ.

Vậy làm sao biết con bạn có chứng tự kỷ hay không?

 

Chứng tự kỷ ở trẻ em 1Thích chơi một mình, ít nói chuyện - biểu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ

3 dấu hiệu chính nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ:

Thứ nhất, dấu hiệu suy giảm tương tác xã hội:

Dấu hiệu này được biểu hiện là trẻ không tương tác, không trả lời hoặc không chạy lại khi bạn gọi tên trẻ mặc dù trẻ không có vấn đề về thính lực. Không có cử chỉ giao tiếp như: ạ, dạ, xin, bye, chào,.. Không biết chỉ ngón tay khi đòi lấy một cái gì đó mà trẻ sẽ lôi kéo bạn đến lấy. Tương tác mắt ít, ít khoe hoặc mách với người lớn, không thích nói chuyện, giao tiếp với bạn bè cùng lứa.

Thứ 2, sự suy giảm về mặt ngôn ngữ

Trẻ có thể chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói (2 tuổi nhưng không biết nói từ nào), không có hành động cố gắng bù trừ bằng các hành vi giao tiếp không lời khác. Hoặc trẻ nói được nhưng không nói được hết câu chỉ nói ngắn một vài từ, không hiểu được yêu cầu.

Thứ 3, trẻ có những vấn đề hành vi:

Hành vi định hình như hay đi khiễng chân, quay tròn người, lắc đầu nghiến răng, vẩy tay, xem tay,… hoặc những hành vi không chủ định khác như mắt liếc dọc liếc ngang, nghiêng đầu,…

Ngoài 3 biểu hiện chính trên, trẻ mắc chứng tự kỷ còn một số biểu hiện cụ thể khác như:

Hành vi chống đối: Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Có thể trẻ bị giận dữ hoặc hoảng sợ nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi, và những hành động trái ngược với mọi ngày.

Hành vi lặp đi lặp lại: Trẻ thường có những hành vi lặp đi lặp lại như chơi với bàn tay, lắc đầu, đứng một chỗ nhìn vật gì đó hoạt động. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, nghèo tính sáng tạo,….

Vận động chậm chạp: Trẻ thường không theo kịp những bạn bè cùng trang lứa, thường xuyên khó khăn trong vận động.

Thích chơi một mình: Ở những trẻ bị tự kỷ, thường không muốn bị người khác làm phiền, chỉ thích chơi một mình, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét hoặc ầm lì nếu ai lấy đồ vật của trẻ.

Phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét hoặc ầm lì nếu ai lấy đồ vật của trẻ.

Khiếm khuyết về trí tuệ: Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.

Một số hành vi mà trẻ bị tự kỷ hay làm như: trẻ thích bóc tem mác, chai lọ, trẻ bị cuốn hút vào chơi ô tô, xếp đồ chơi thành hàng dài, đập gõ đồ chơi,…

Ngoài những dấu hiệu nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ được nêu trên, làm sao biết chắc chắn rằng con bạn có chứng tự kỷ hay không? Để có kết luận chính xác con bạn có mắc chứng tự kỷ hay không bạn nên cho trẻ đi khám tại khoa tâm lý của bệnh viện uy tín được chứng nhận là cơ sở khám và chẩn đoán tâm lý.

Chân Chân

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm