Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhược thị là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề về căn bệnh nhược thị.
Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não. Mắt nhìn có vẻ bình thường, nhưng vì nhiều lý do mà não hoạt động tích cực với mắt bên còn lại hơn. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là mắt lười. Sau đây là nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhược thị mà bạn cần biết.
Các triệu chứng và dấu hiệu của nhược thị bao gồm mắt lé trong hoặc lé ngoài, hai mắt không hoạt động đồng bộ với nhau và sai lệch cảm nhận về độ sâu của ảnh.
Mặc dù nhược thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt nhưng bệnh cũng có thể liên quan cả hai mắt. Đôi khi, nếu bạn không đi khám mắt, sẽ không thể phát hiện được bệnh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện nhược thị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bất kỳ nguyên nhân nào làm cho mắt không hội tụ đúng mức đều có thể gây ra bệnh. Nhược thị do sự sai lệch giữa hai mắt, được gọi là lé. Với lé, mắt có thể lệch vào trong (lé trong) hoặc ra ngoài (lé ngoài). Đôi khi, nguyên nhân gây ra nhược thị là do phần trước mắt bị đục, gọi là đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân phổ biến của nhược thị là do một bên mắt mất khả năng hội tụ so với mắt còn lại. Nhược thị có thể xảy ra khi mắt bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Những thuật ngữ này đề cập đến khả năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc của mắt.
Nhược thị có thể nặng hơn nếu bạn:
Trong suốt 7 - 10 năm đầu sau sinh, hệ thống thị giác của bé sẽ phát triển rất nhanh. Các kết nối quan trọng giữa mắt và não bộ được tạo ra trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển này. Vì vậy, điều trị nhược thị càng tiến hành càng sớm càng tốt. Có hai cách phổ biến để điều trị nhược thị bao gồm:
Miếng dán
Bạn sẽ đặt một miếng dán lên bên mắt khỏe mạnh hơn trong vòng vài tuần đến vài tháng. Liệu pháp này buộc trẻ phải sử dụng mắt bị nhược thị. Miếng dán sẽ kích thích thị lực ở mắt yếu hơn và giúp các bộ phận của não tham gia vào quá trình phát triển thị lực hoàn thiện hơn.
Phụ huynh nên sử dụng miếng dán cho trẻ bị nhược thị trong vòng sáu giờ mỗi ngày. Nếu bạn sử dụng miếng dán trong thời gian ngắn hơn, chỉ 2 giờ mỗi ngày có thể giúp con bạn cảm thấy thoải mái nhưng lại không cải thiện được triệu chứng của tật nhược thị.
Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc atropine vào mắt khỏe của trẻ để tạm thời làm mờ nó nhằm kích thích trẻ sử dụng mắt bị nhược thị, đặc biệt là khi tập trung nhìn vật ở gần. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng mỗi ngày một lần thuốc nhỏ mắt atropine có tác dụng tương tự như miếng dán mắt. Loại thuốc nhỏ mắt atropine này có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em.
Hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế và các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tỷ lệ thành công trong việc điều trị nhược thị ở người lớn. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu xem liệu điều trị nhược thị ở người lớn có thể cải thiện được thị lực hay không.
Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tư thế ngồi học đúng ngay từ khi còn nhỏ để tránh nhược thị như: ngồi thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; phòng học đủ ánh sáng, độ cao bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, để đèn phía đối diện với tay cầm bút.
Theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ xem tivi, chơi game quá hai giờ liên tục. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể gây ra và làm trầm trọng hơn các bệnh về mắt. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc nơi thiếu ánh sáng.
Đảm bảo thị lực của trẻ phát triển tốt nhất bằng cách cung cấp các thực phẩm tốt cho mắt mỗi ngày. Theo đó, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin A, E, omega-3…
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên 2 lần/năm nhằm phát hiện sớm các bệnh lý về mắt để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nhược thị nếu nhận diện và phát hiện nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt khi trẻ còn nhỏ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hường
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.