Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sự thật về cơ chế gây bệnh của virus zona thần kinh

Ngày 25/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rất nhiều người có mong muốn làm thế nào phát hiện và tiêu diệt virus zona – một loại virus gây bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Bệnh zona thần kinh

Rất nhiều người có mong muốn làm thế nào phát hiện và tiêu diệt virus zona – một loại virus gây bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Bệnh zona thần kinh là gì?

Sự thật về cơ chế gây bệnh của virus zona thần kinh 1
Hầu hết ai từng bị thủy đậu đều có thể mắc bệnh zona thần kinh sau này.

Bệnh zona là sự kích hoạt lại của nhiễm virus ở dây thần kinh tới da gây đau, rát, hoặc cảm giác ngứa ran, cùng với các vết loét trong da do dây thần kinh bị ảnh hưởng gây nên. Nó gây ra bởi virus varicella zoster (VZV) – một loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Khi các vết đỏ của bệnh thủy đậu biến mất, virus vẫn còn ở trạng thái không hoạt động trong tế bào thần kinh của chúng ta, sẵn sàng để tấn công lại cơ thể. Vụ “tấn công” thứ hai này của virus bệnh thủy đậu được gọi là bệnh zona thần kinh.

Virus varicella zoster và cơ chế hoạt động của nó

Từ “varicella” có nguồn gốc từ “variola”, từ tiếng Latinh là bệnh đậu mùa. “Zoster” là từ Hy Lạp có nghĩa là vành đai; Bệnh zona thường tạo ra một vành đai hoặc vết thương quanh một bên của eo.

VZV thuộc về một nhóm virus gọi là herpesviruses. Nhóm này bao gồm cả virus gây bệnh herpes simplex (HSV) gây loét, sốt và mụn rộp sinh dục. Giống như VZV, HSV có thể trốn trong hệ thống thần kinh sau khi gây nhiễm trùng ban đầu rồi tiếp tục đi xuống các tế bào dây thần kinh để gây ra nhiễm trùng mới. Lặp đi lặp lại các vết loét lạnh trên môi là ví dụ phổ biến nhất.

Hầu hết những người đã bị thủy đậu, ngay cả khi nó nhẹ đến mức không được chú ý, họ có nguy cơ bị bệnh zona sau này. Trong lần tiếp xúc ban đầu với VZV (thủy đậu), một số virus hòa vào các tế bào thần kinh của các dây thần kinh cảm giác (một nhóm các tế bào thần kinh kết nối các vùng cảm giác và hệ thần kinh trung ương), nơi chúng tồn tại trong nhiều năm không hoạt động.

Khi VZV kích hoạt lại, nó lan truyền từ các tế bào thần kinh cảm giác sang da. Khi vi khuẩn lan rộng, phát ban đỏ sẽ xuất hiện. Với bệnh zona, hệ thống thần kinh tham gia sâu hơn nhiều so với khi bị thủy đậu, và các triệu chứng thường phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Ai có thể bị virus zona tấn công?

Sự thật về cơ chế gây bệnh của virus zona thần kinh 2
Virus zona có thể tấn công cả trẻ em nếu bé đã từng bị bệnh đậu mùa.

Bất cứ ai trước đây đã bị thủy đậu đều có nguy cơ bị zona. Khoảng 25% tổng số người trưởng thành, chủ yếu là khỏe mạnh, sẽ bị bệnh zona trong suốt cuộc đời của họ, thường là sau tuổi 50. Người già trên 60 tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều, lý do là vì hệ thống miễn dịch suy yếu, hậu quả tự nhiên của lão hóa hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như prednisone, có nguy cơ phát triển bệnh zona. Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị các chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc hóa trị hoặc điều trị phóng xạ, hoặc từ nhiễm HIV.

Những đứa trẻ có mẹ bị thủy đậu trong giai đoạn cuối của thai kỳ – từ 5 đến 21 ngày trước khi sinh, hoặc bị thủy đậu ở trẻ sơ sinh có nguy cơ zona cao hơn. Bạn có thể tham khảo các bài viết zona thần kinh cách chữa cho phụ nữ mang thai để tìm hiểu thêm.

Hầu hết những người mắc bệnh zona chỉ có một lần, nhưng vẫn có khả năng là bệnh sẽ xuất hiện trở lại.

Làm thế nào để điều trị zona thần kinh

Khi phát hiện bệnh zona thần kinh, điều trị sớm có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các cơn đau dữ dội và giúp các vết loét khô nhanh hơn. Các bác sĩ khuyên bạn nên bắt đầu dùng thuốc kháng virus zona trong vòng 48 giờ ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Các phương pháp điều trị khác cần được xem xét là chống viêm, giảm đau, chữa bệnh zona thần kinh bằng diện chẩn,…tùy vào từng trường hợp khác nhau.

Sự thật về cơ chế gây bệnh của virus zona thần kinh 3
Đi khám bác sĩ để có cách điều trị kịp thời tránh bệnh trở nên phức tạp hơn.

Những người bị bệnh zona cũng nên cố gắng thư giãn và giảm stress (căng thẳng có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn và dẫn đến trầm cảm); ăn thường xuyên, cân bằng bữa ăn; và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng,… Giữ khu vực sinh sống sạch sẽ và thoáng mát.

Phương Linh

Nguồn: Ninds

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm