Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tiêm phòng zona thần kinh: Lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe lâu dài

Gần đây, tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh đang tăng, đặc biệt ở người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các báo cáo lâm sàng cho thấy nhiều triệu chứng nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý hơn cho căn bệnh này. Vắc xin zona thần kinh đã được giới thiệu tại Việt Nam như một biện pháp phòng ngừa chính, nhằm giảm thiểu nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh zona là một nhiễm trùng do vi rút Varicella zoster tái hoạt động gây ra, thường biểu hiện bằng một dải mụn nước kèm đau đớn ở một bên cơ thể. Dù mụn có thể lành, nhưng cơn đau có thể kéo dài sau đó. Tuy nhiên, khi đã được tiêm ngừa vắc xin zona, bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ đau dây thần kinh sau khi mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vắc xin zona thần kinh và phác đồ tiêm chủng của loại vắc xin này nhé!

tong-quan-vac-xin-zona-than-kinh.png

Vắc xin Shingrix được thiết kế ngăn ngừa Zona thần kinh ở những người đã bị thuỷ đậu trước đây. Sau khi khỏi bệnh thuỷ đậu, vi rút Varicella zoster có thể tồn tại trong các hạch thần kinh ở dạng bất hoạt (ngủ đông) và có thể gây bệnh zona nếu gặp điều kiện thuận lợi. Shingrix chứa một lượng nhỏ kháng nguyên bề mặt glycoprotein E của vi rút để kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại vi rút.

Thêm vào đó, vắc xin cũng chứa hỗn dịch tá dược AS01B giúp tăng cường phản ứng miễn dịch. Những người đã được tiêm chủng vắc xin sẽ có thể sản xuất kháng thể chống lại vi rút nhanh hơn khi vi rút tái hoạt động từ đó những triệu chứng và biến chứng đau thần kinh sẽ được giảm nhẹ.

Vắc xin Shingrix được cấp phép lưu hành trên thế giới vào năm 2017, và vào tháng 5/2024 vừa qua vắc xin đã chính thức được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam.

Tiêm phòng zona thần kinh: Lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe lâu dài 1

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh từ 3,9 đến 11,8 trên 1000 người mỗi năm ở những bệnh nhân trên 65 tuổi và bệnh hoàn toàn không phụ thuộc vào mùa. Bệnh thường đi kèm triệu chứng sốt, khó chịu và đau rát, rồi từ từ xuất hiện những mụn nước trong khoảng ba đến năm ngày.

Thông thường, những dải mụn do zona thường sẽ xuất hiện ở vùng ngực, cổ và dây thần kinh sinh ba (bao gồm cả ở phần mắt và vùng thắt lưng). Ngoài những cơn đau kéo dài ngay cả khi những vết mụn nước đã lặn mà những thuốc giảm đau đường bôi và đường uống thông thường không có hiệu quả, zona thần kinh còn có những biến chứng mà mọi người nên biết:

  • Hoại tử xương, mất răng, vôi hoá tuỷ, hoại tử tuỷ, tổn thương quanh chóp và dị tật;
  • Viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và liệt dây thần kinh thị giác;
  • Liệt dây thần kinh sọ, yếu cơ, viêm não,...

Vì những biến chứng nguy hiểm và bệnh zona thường xảy ra ở những người lớn tuổi và người bị suy giảm miễn dịch gây ra những khó khăn trong điều trị nên việc sử dụng vắc xin là hoàn toàn cần thiết. Theo nghiên cứu hiệu lực của vắc xin Shingrix đạt đến 97% đối với người 50 tuổi trở lên và 70 - 87% ở người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch do bệnh lý.

phac-do-tiem-zona-than-kinh.png

Vắc xin Shingrix có chỉ định cho người từ 18 tuổi tuổi trở lên có nguy có bị zona thần kinh như người bị suy giảm hoặc bị ức chế miễn dịch do những bệnh lý mắc phải hay chịu ảnh hưởng của các liệu pháp điều trị. Với phác đồ tiêm như sau:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên bắt đầu tiêm chủng,
  • Mũi 2: sau 1 đến 2 tháng.

Vắc xin Shingrix với người hơn 50 tuổi trở lên, không đi kèm suy giảm miễn dịch có phác đồ như sau:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên bắt đầu tiêm chủng,
  • Mũi 2: Sau 2 tháng.
Tiêm phòng zona thần kinh: Lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe lâu dài 3

Như những loại vắc xin khác, Shingrix cũng gây ra cảm giác đau tại nơi tiêm, bên cạnh đó có thể gặp những phản ứng không mong muốn khác như mệt mỏi, đau đầu, run rẩy, sốt và rối loạn tiêu hoá ở nhóm người trên 50 tuổi. Đối với những người có ghép tế bào tự thân cũng ghi nhận cảm giác đau tại nơi tiêm và những tác dụng không mong muốn tương tự như ở nhóm người trên 50 tuổi. 

Hiện chưa có nghiên cứu xác định rõ tác động của vắc xin Shingrix đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, cán bộ y tế và người sử dụng vắc xin cần đặc biệt lưu ý và thận trọng khi thực hiện các hoạt động này sau khi tiêm.

Vắc xin zona thần kinh đang nhận được sự quan tâm lớn khi nhiều người tìm cách bảo vệ sức khỏe trước các biến chứng đau dây thần kinh và tổn thương lâu dài do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không ít câu hỏi xoay quanh việc tiêm phòng loại vắc xin này.

giai-dap-nhung-cau-hoi-thuong-gap.png

Để giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định sáng suốt, hãy cùng theo dõi nội dung giải đáp những thắc mắc thường gặp về vắc xin zona thần kinh, mang lại cái nhìn toàn diện về lợi ích và những điều cần lưu ý khi tiêm chủng.

Đã bị zona thần kinh, có được tiêm ngừa vắc xin zona thần kinh không?

Một trong những hiểu lầm được lan truyền về zona thần kinh đó là mỗi người chỉ mắc phải zona một lần duy nhất trong đời. Theo như nghiên cứu, tỷ lệ tái phát Herpes zona là 12 trên 1000 người một năm. Vì vậy việc tiêm ngừa vắc xin Shingrix khi đã từng bị mắc bệnh là hoàn toàn cần thiết.

ty-le-tai-phat-zona-than-kinh.png

Đã tiêm phòng thủy đậu có bị zona thần kinh?

Theo CDC Hoa Kỳ, một số người đã được tiêm phòng thuỷ đậu vẫn có thể bị bệnh zona nhiều năm sau đó, mặc dù tỷ lệ này ít hơn nhiều so với những người bị mắc bệnh thuỷ đậu.

Vắc xin phòng thủy đậu có phải là vắc xin phòng bệnh zona?

Thuỷ đậu và zona có thể liên quan chặt chẽ với nhau tuy nhiên việc sử dụng một loại vắc xin có thể phòng ngừa được cả hai loại bệnh lại là một vấn đề riêng biệt. Varicella (thủy đậu) là một bệnh có khả năng lây truyền qua không khí cao, do nhiễm vi rút varicella zoster.

Sau khi khỏi bệnh, vi rút có thể vẫn tiềm ẩn trong hạch thần kinh trong nhiều năm. Bệnh zona là một bệnh thần kinh da do tái hoạt động của vi rút varicella zoster tiềm ẩn và có thể tiến triển thành bệnh đau dây thần kinh sau zona. Tiêm vắc xin thuỷ đậu dạng vi rút sống giảm độc lực sẽ kích hoạt sản xuất tế bào T đặc hiệu, do đó tránh được sự tái hoạt động của vi rút và sự phát triển của HZ.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng nó làm giảm sự xuất hiện khoảng 50 -70%, thời gian đau do zona và tần suất đau thần kinh sau zona ở những người từ ≥ 50 tuổi.

Tuy nhiên, vắc xin thủy đậu không chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn ngừa các đợt tái phát của herpes và làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau dây thần kinh sau zona, cũng như hiệu quả lâu dài của vắc xin này chưa được chứng minh. Chính vì vậy, bạn vẫn cần phải sử dụng vắc xin phòng ngừa zona mặc dù trước đây đã sử dụng vắc xin thuỷ đậu.

Có cần tiêm nhắc lại vắc xin zona thần kinh?

Shingrix là vắc xin bất hoạt chứa glycoprotein E của bề mặt vi rút. Khi vắc xin đi vào cơ thể chúng ta, hệ miễn dịch sẽ nhận ra đây là chất lạ và có thể mang lại nguy hiểm cho cơ thể nên sẽ kích hoạt các cơ chế bảo vệ tức là hình thành ra các loại kháng thể đặc hiệu. Sau khi bạn đã tiêm phòng đúng theo phác đồ mà nhà sản xuất khuyến nghị, cơ thể bạn đã có thể tạo được đủ lượng kháng thể cần thiết khỏi vi rút và hiệu quả bảo vệ này của Shingrix hoàn toàn không suy giảm theo thời gian nên bạn không cần phải tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm phòng 2 mũi.

Vắc xin Shingrix thật sự cần thiết để giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh và cơn đau sau zona kéo dài lâu dài. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vắc xin zona thần kinh mới được lưu hành tại Việt Nam gần đây, để từ đó bạn có thể đưa ra quyết định tiêm ngừa vắc xin giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.

Tiêm phòng zona thần kinh: Lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe lâu dài 2

Trên hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi gia đình Việt Nam. Với sự nỗ lực không ngừng, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng, và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sức khỏe của mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Long Châu luôn sẵn sàng góp phần bảo vệ sức khỏe toàn diện, giúp bạn và những người thân yêu an tâm trong mỗi bước đi của cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo