Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân,​ nguyên nhân do đâu?

Ngày 13/01/2025
Kích thước chữ

Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​ là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh hiện nay, khi chưa tìm được nguyên nhân và giải pháp giúp bé cải thiện tình trạng này.

Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​ không phải tình trạng hiếm gặp hiện nay, nên luôn là vấn đề gây đau đầu của nhiều ba mẹ bỉm sữa có con nhỏ khi chưa tìm được nguyên nhân để cải thiện cân nặng cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ cùng các phụ huynh giải thích rõ hơn về lý do trẻ bị không tăng cân cũng như gợi ý một số cách cải thiện cân nặng phù hợp cho bé.

Vì sao trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ, trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi, vì thế tình trạng trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​ có thể do một số lý do sau:

Trẻ ăn nhiều nhưng không đủ 4 nhóm chính

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​, đó là trẻ ăn nhiều nhưng mỗi bữa không đảm bảo có 4 nhóm chất chính từ tinh bột, chất béo tốt, rau củ và đạm, có thể thấy qua phương pháp như:

Đối với trẻ nhỏ được ba mẹ áp dụng chế độ ăn dặm BLW: Sẽ có xu hướng chọn các món bản thân thích và dễ ăn nhưng chứa ít năng lượng như trái cây, rau củ,... và bỏ qua các thực phẩm nhiều năng lượng.

Đối với trẻ được áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống: Từ các thực phẩm chứa ít năng lượng như cháo và rau củ, tương tự cũng thiếu hụt các nhóm chất béo, chất đạm,...

Thực tế cho thấy có nhiều phụ huynh thấy trẻ ăn nhiều mặc dù chỉ là các thực phẩm cung cấp ít năng lượng, có xu hướng nghĩ trẻ ăn như vậy sẽ gây béo phì nên thường cắt giảm các cữ sữa trong ngày nên cũng trở thành lý do dẫn đến trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​.

Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân,​ nguyên nhân do đâu? 1
Chế độ ăn dặm BLW cho phép bé tự điều chỉnh lượng thức ăn theo sở thích

Trẻ chưa sổ giun định kỳ

Từ giai đoạn trẻ có thể cầm nắm các đồ vật, nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn từ môi trường cũng tăng lên, cùng với đó là giai đoạn trẻ ăn dặm từ các thực phẩm tươi sống cũng khiến trẻ dễ bị nhiễm giun sán hơn trước đó.

Trên lý thuyết trẻ từ 2 tuổi mới cần cần sổ giun, nhưng thực tế có nhiều bé 1 tuổi đã bị nhiễm giun sán qua các dấu hiệu như: Quấy khóc ban đêm, nghiến răng khi ngủ, sụt cân nhanh,...

Trẻ tiêu hao nhiều năng lượng

Lý do tiếp theo dẫn đến trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​ đó là trẻ hiếu động nên tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường, nên trẻ cần bổ sung nhiều calo hơn thông qua các bữa ăn hằng ngày đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của từng bé.

Trẻ gặp một số bệnh lý

Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể trẻ gặp một số bệnh lý ở các trường hợp như:

  • Trẻ sinh non: Tốc độ phát triển chậm hơn so với các bé khác, dẫn đến nhu cầu ăn uống cũng ít hơn vì dạ dày nhỏ nhu động dạ dày và ruột không đầy đủ.
  • Trẻ mắc các bệnh về đường ruột: Như tiêu chảy, trào ngược dạ dày, gan mật,... không dung nạp thức ăn nên không hấp thụ dinh dưỡng và không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
  • Trẻ mắc bệnh nội tiết: Có thể kể đến như suy giáp, bệnh di truyền,... cũng làm trẻ hấp thu dinh dưỡng kém hơn.
  • Trẻ dễ bị bệnh vặt: Sẽ ăn ít nên làm giảm cân nhanh sau mỗi lần bệnh, đặc biệt các bé dễ bị dị ứng thực phẩm cũng gặp khó khăn để bổ sung năng lượng làm thiếu cân.
Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân,​ nguyên nhân do đâu? 2
Đang mắc bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​

Trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa đạm

Để đáp ứng sự phát triển của trẻ cần đảm bảo các thực phẩm cần có trong chế độ ăn uống cân bằng, trong đó chất đạm, chất béo và chất bột đường chỉ chiếm tối đa 20% trong bữa ăn hàng ngày, nếu ăn nhiều đạm sẽ làm ảnh hưởng đến thận và làm trẻ thiếu men tiêu hóa gây đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,...

Tham khảo nguyên tắc dinh dưỡng để có cân nặng ổn định cho bé

Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng phù hợp với từng giai đoạn sẽ giúp bé phát triển đồng thời về cân nặng và chiều cao, cụ thể:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Nguồn cung cấp dinh dưỡng chính giai đoạn này là sữa mẹ hoặc sữa công thức, riêng đối với trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất chính là đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất để đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Mặt khác mẹ bỉm cũng cần cho trẻ bú đúng cữ, đúng lượng sữa theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Bú từ 6 - 7 cữ mỗi ngày, tổng lượng sữa khoảng 30 - 60ml/ngày.
  • Trẻ từ 2 - 6 tháng tuổi: Bú từ 4 - 5 cữ mỗi ngày, tổng lượng sữa khoảng 400 - 900ml/ngày.
Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân,​ nguyên nhân do đâu? 3
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Đối với giai đoạn trẻ ăn dặm trên 6 tháng tuổi, bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ sữa, mẹ cần cho trẻ bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm trong bữa ăn dặm cân đối đủ các nhóm chất: Chất đạm (thịt heo, bò, gà, trứng,…), chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), chất bột đường (bột yến mạch, khoai tây, gạo tẻ,…), vitamin và khoáng chất (xoài chín, đu đủ chín, chuối tiêu,...).

Lượng thức ăn cho bé ăn dặm trong thời gian đầu từ 1 - 2 bữa/ngày, sau khi quen rồi có thể tăng dần lên 3 - 4 bữa/ngày kèm theo 3 - 4 cữ sữa từ 600 - 800ml/ngày.

Trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân,​ nguyên nhân do đâu? 4
Ba mẹ nên kết hợp ăn dặm với các cữ sữa cho bé từ 6 tháng tuổi để đáp ứng nhu cầu calo của trẻ

Một số lưu ý khi xây dựng bữa ăn hàng ngày cho trẻ

Khi xây dựng thực đơn cải thiện cân nặng cho bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số lưu ý sau để có kết quả tốt hơn như:

  • Tăng lượng calo trong bữa ăn cho bé: Nếu trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​, ba mẹ có thể thay thế bằng thực phẩm giàu calo nhất như bơ, sữa, các loại hạt dinh dưỡng,... để hỗ trợ tăng cân cho trẻ.
  • Mẹ thay đổi chế độ ăn và cho trẻ bú sữa đúng cách: Nếu đang trong giai đoạn cho trẻ bú, mẹ bỉm cần đảm bảo bữa ăn của mình cung cấp đủ năng lượng để sản xuất sữa mẹ như protein, chất xơ,...
  • Chia nhỏ bữa ăn: Kết hợp với các bữa phụ để bổ sung calo cho trẻ, hỗ trợ trẻ tăng cân hiệu quả hơn.
  • Không ép trẻ ăn: Thay vào đó nên cân đối lượng thức ăn phù hợp với mỗi bé để giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ba mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa và làm ảnh hưởng tâm lý.
  • Bổ sung thêm vitamin, omega-3: Qua sản phẩm chức năng qua tư vấn của bác sĩ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé: Để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá và tư vấn cụ thể về cách xây dựng thực đơn phù hợp với mỗi bé.

Hy vọng qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu, các ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để lý giải cho việc trẻ em ăn nhiều nhưng không tăng cân​, từ đó các bậc phụ huynh cần đảm bảo trẻ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và được sổ giun định kỳ, nếu nhận thấy trẻ có bất thường hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin