Xét nghiệm suy giáp: Vai trò quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp
Ngày 11/02/2025
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Chẩn đoán suy giáp không chỉ dựa vào triệu chứng mà cần thực hiện xét nghiệm suy giáp để đánh giá chính xác mức độ suy giảm hormone tuyến giáp. Vậy những xét nghiệm nào giúp phát hiện suy giáp? Khi nào bạn cần kiểm tra tuyến giáp của mình? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Xét nghiệm suy giáp là công cụ quan trọng giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Với các triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi, tăng cân hay da khô, việc thực hiện xét nghiệm kịp thời sẽ giúp điều trị hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình và ý nghĩa của xét nghiệm này trong bài viết dưới đây.
Những phương pháp xét nghiệm suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp giảm hoạt động, dẫn đến sự suy giảm sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), gây ảnh hưởng đến hầu hết các chức năng trong cơ thể. Căn nguyên của suy giáp có thể do bệnh lý tự miễn (viêm tuyến giáp Hashimoto), thiếu i-ốt, tác dụng phụ của thuốc hoặc hậu quả sau phẫu thuật tuyến giáp,...
Do triệu chứng suy giáp thường không đặc hiệu và có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, xét nghiệm suy giáp là phương pháp quan trọng giúp xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm thường được sử dụng bao gồm:
Xét nghiệm TSH (Thyroid-Stimulating Hormone): Là xét nghiệm đầu tay để đánh giá chức năng tuyến giáp. Khi tuyến giáp hoạt động kém, tuyến yên sẽ tiết nhiều TSH hơn để kích thích sản xuất hormone giáp. Do đó, TSH tăng cao là dấu hiệu gợi ý suy giáp.
Xét nghiệm FT4 (Free Thyroxine): Đánh giá lượng hormone thyroxine tự do trong máu. Nếu FT4 giảm trong khi TSH tăng, có thể xác định bệnh nhân bị suy giáp.
Xét nghiệm FT3 (Free Triiodothyronine): Ít được sử dụng hơn trong chẩn đoán suy giáp, vì FT3 có thể vẫn bình thường ngay cả khi suy giáp đã xảy ra.
Xét nghiệm kháng thể tuyến giáp (Anti-TPO, Anti-Tg): Giúp phát hiện nguyên nhân suy giáp do viêm tuyến giáp tự miễn.
Như vậy, xét nghiệm suy giáp không chỉ giúp chẩn đoán mà còn hỗ trợ xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Xét nghiệm TSH có mục đích là kiểm tra xem tuyến giáp hoạt động có bình thường hay không?
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm suy giáp?
Vậy xét nghiệm suy giáp được thực hiện khi nào?
Khi có triệu chứng nghi ngờ suy giáp
Suy giáp không có triệu chứng đặc hiệu, nhưng các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó, xét nghiệm suy giáp là cách chính xác nhất để xác định tình trạng bệnh.
Khi có yếu tố nguy cơ cao
Bạn nên cân nhắc thực hiện xét nghiệm suy giáp nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau:
Tiền sử phẫu thuật tuyến giáp hoặc xạ trị vùng cổ.
Đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, như: Amiodarone (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim), Lithium (thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực), Interferon alpha, interleukin-2 (thuốc điều trị ung thư và bệnh tự miễn).
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, việc xét nghiệm suy giáp định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Khi có thay đổi về tình trạng sức khỏe hoặc điều trị
Bạn nên thực hiện xét nghiệm suy giáp sớm hơn nếu:
Các triệu chứng suy giáp xuất hiện trở lại hoặc trầm trọng hơn;
Tăng hoặc giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân;
Bắt đầu sử dụng, thay đổi liều hoặc ngừng dùng thuốc ảnh hưởng đến hấp thu thyroxine;
Dùng thuốc điều trị động kinh như phenytoin hoặc tegretol, vì chúng làm tăng tốc độ chuyển hóa thyroxine.
Điều này cho thấy rằng xét nghiệm suy giáp không chỉ quan trọng trong chẩn đoán ban đầu mà còn cần thiết trong quá trình theo dõi bệnh và điều chỉnh điều trị.
Cân nặng thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu báo động tuyến giáp gặp vấn đề
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm suy giáp
Sau khi thực hiện xét nghiệm suy giáp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để xác định tình trạng của bạn:
TSH tăng, FT4 giảm: Xác định suy giáp nguyên phát;
TSH bình thường hoặc thấp, FT4 giảm: Có thể là suy giáp thứ phát (do vấn đề ở tuyến yên);
TSH tăng nhẹ, FT4 bình thường: Có thể là suy giáp cận lâm sàng, cần theo dõi thêm.
Nếu kết quả xét nghiệm suy giáp cho thấy bạn bị suy giáp, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng hormone thyroxine để bổ sung lượng hormone thiếu hụt, giúp cải thiện chức năng tuyến giáp và giảm các triệu chứng.
Nếu bạn đã được chẩn đoán suy giáp và đang điều trị, xét nghiệm suy giáp định kỳ giúp đảm bảo rằng bạn đang dùng đúng liều thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ TSH và FT4 sau 6-8 tuần kể từ khi bắt đầu hoặc điều chỉnh liều thyroxine.
Xét nghiệm suy giáp là công cụ quan trọng giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng tuyến giáp
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm suy giáp
Một số thông tin cần lưu ý như sau:
Thời điểm xét nghiệm, tốt nhất nên lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn để có kết quả chính xác nhất.
Không uống thuốc thyroxine ngay trước khi xét nghiệm, vì có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, bao gồm thực phẩm chức năng và thuốc kê đơn, vì một số thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm suy giáp.
Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng trước khi thực hiện xét nghiệm suy giáp
Xét nghiệm suy giáp là công cụ quan trọng giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh suy giáp. Việc xét nghiệm định kỳ đặc biệt cần thiết đối với những người có triệu chứng nghi ngờ, có yếu tố nguy cơ hoặc đang trong quá trình điều trị hormone giáp. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến suy giáp hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao, hãy chủ động kiểm tra sớm để bảo vệ sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.