Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cao cẳng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cao cẳng, cây mọc ở vùng núi nước ta từ Hà Tây đến Đồng Nai, người dân thu hái thân rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Thân rễ được dùng thay Mạch môn để chữa ho mãn tính, tê thấp, liệt nửa người, mệt mỏi và còi xương.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cao cẳng.

Tên khác: Cỏ lưỡi gà, Xiên cân lực (Tày).

Tên khoa học: Ophiopogon reptans Hook.f. Họ: Convallariaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Thực vật thân thảo sống lâu năm với thân bò dài đến 90 cm, cứng, lá ngắn, nhiều, hẹp và dài, dài 12 cm đến 15 cm, rộng 3 mm đến 4 (6) mm; gân 5; bẹ có viền mỏng màu trắng, chiều dài của cụm hoa là 6 cm đến 8 cm; ở nách lá bắc mỗi lá bắc có 1 đến 2 cuống dài đến 1 cm với 1 đến 2 hoa; bao hoa 6 mảnh; nhị 6; bầu 3 ô, 2 noãn, quả chứa 1 hạt tròn, to 3 đến 4mm.

cao cẳng 1
Cây cao cẳng

Phân bố, thu hái, chế biến

Cao cẳng, cây mọc ở vùng núi nước ta từ Hà Tây đến Đồng Nai, người dân thu hái thân rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Thân rễ – Rhizoma Ophiopogonis.

Thành phần hoá học

Trong y học hiện đại, kết quả phân tích định tính cho thấy thành phần hoá học của rễ cây cao cẳng có saponin steroid, flavonoid, phytosterol, đường khử, coumarin, acid hữu cơ, carotenoid, alcaloid.

Tinh dầu rễ cao cẳng có chứa 64 hợp chất. Đặc trưng chủ yếu của nhóm hợp chất có trong tinh dầu cao cẳng là monoterpen, trong đó thành phần chiếm tỉ lệ hàm lượng cao nhất là carotol (11,17%), veridiflorol (4,66%), tricylen (4,5%), azulen (4,31%), iongiborn 8-en (3,9%).

Thành phần cây cao cẳng
Thành phần cây cao cẳng

 

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Thân rễ được dùng thay mạch môn để chữa ho mãn tính, tê thấp, liệt nửa người, mệt mỏi và còi xương.

Theo y học hiện đại

Chống viêm cấp và mạn tính trên thực nghiệm rõ rệt.

Giảm đau trên thực nghiệm theo cơ chế thần kinh trung ương và ngoại vi.

Chống viêm cấp trên thực nghiệm ở cả hai mô hình gây phù bàn chân chuột và tràn dịch màng bụng.

Liều dùng & cách dùng

Rễ cây cao cẳng 30g, rễ thiên niên kiện 20g, rễ gừng gió 20g, vỏ thân ngũ gia bì 20g. Rễ cao cẳng và vỏ thân ngũ gia bì sao vàng, các vị còn lại thái nhỏ, phơi khô. Đem tất cả tán thành bột, rồi ngâm trong rượu 40 độ trong 7 – 10 ngày. Khi uống gạn lấy phần rượu trong, uống mỗi lần 1 chén nhỏ, ngày 2 lần, thỉnh thoảng lắc đều khi dùng. Đồng thời lấy bông tẩm thuốc đã hâm nóng bôi lên chỗ đau rồi xoa bóp.

Bài thuốc kinh nghiệm

Thân rễ được dùng thay mạch môn để chữa ho mãn tính, tê thấp, liệt nửa người, mệt mỏi và còi xương. Liều lượng và cách dùng phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Người bệnh nên sử dụng cao cẳng theo bài thuốc của bác sĩ Đông y.

cao cẳng 2
Cao cẳng có thể dùng để chữa ho

 

Lưu ý

Rễ cao cẳng là một loại thuốc nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng rễ cao cẳng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Nguồn tham khảo

1. https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang.html

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi.