Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thành phần khác/
  3. Cetearyl Isononanoate

Cetearyl Isononanoate là gì? Công dụng của chất này trong làm đẹp

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Cetearyl Isononanoate là chất làm mềm có nguồn gốc từ thực vật, giữ vai trò như chất làm mềm mịn da, cải thiện da khô khi được dùng trong công thức của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Cetearyl Isononanoate là gì?

Cetearyl Isononanoate là gì? Công dụng của chất này trong làm đẹp 1
Cetearyl Isononanoate có nguồn gốc từ dầu quả cọ

Cetearyl Isononanoate là một chất lỏng không màu, trong suốt hoặc màu vàng nhạt, không mùi có nguồn gốc từ dầu quả cọ hoặc dầu dừa thường được dùng như một chất làm mềm trong sản phẩm.

Thành phần này hòa tan trong đietyl ete và acetyl và hòa tan nhẹ trong metanol và n-octanol. Tuy nhiên, Cetearyl Isononanoate không hòa tan trong nước nóng và lạnh. Phạm vi điểm nóng chảy của Cetearyl Isononanoate là 48 độ C đến 56 độ C.

Chất này có độ nhớt trung bình với đặc tính kỵ nước mạnh (không thấm nước).

Cũng như các este được dùng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, Cetearyl Isononanoate hoạt động hiệu quả như một chất phụ gia mỹ phẩm trong các sản phẩm làm mềm và mịn da khô.

Cùng với Ethylhexyl isononanoate và Isononyl isononanoate, Cetearyl isononanoate là một trong những este của Isononanoic Acid được sử dụng thường xuyên nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Điều chế sản xuất

Cetearyl isononanoate xuất hiện tự nhiên trong dầu cacao và dầu hoa oải hương cùng với nhiều loại dầu thực vật khác.

Chất này là một este của Pelargonic Acid hay còn gọi là Isononanoic Acid. Pelargonic Acid là một axit béo có 9 nguyên tử cacbon.

Cơ chế hoạt động

Cetearyl Isononanoate là một chất hòa tan tốt cho các thành phần sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Chất này đặc biệt tương thích với da tạo thành một lớp màng chống thấm nước trên bề mặt da và do đó bảo vệ da chống lại sự mất nước của biểu bì.

Công dụng

Cetearyl Isononanoate là gì? Công dụng của chất này trong làm đẹp 2
Cetearyl isononanoate có tự nhiên trong dầu hoa oải hương

Cetearyl isononanoate là chất làm mềm có độ nhớt trung bình với đặc tính kỵ nước, khi được thêm vào mỹ phẩm sẽ giúp làm mềm, mịn và kiềm dầu cho da.

Chất này cung cấp lớp màng kỵ nước giúp da không bị khô và được dung nạp tốt với làn da của con người.

Cetearyl isononanoate là chất hòa tan tốt trong các thành phần hoạt tính và bộ lọc tia UV, rất bền với quá trình oxy hóa.

Ngoài ra, Cetearyl isononanoate là chất dưỡng rất hữu ích trong dầu dưỡng tóc.

Liều dùng & cách dùng

Cetearyl isononanoate được dùng để trộn vào thành phẩm để tạo ra các đặc tính làm mềm da, dưỡng tóc và dưỡng da.

Cetearyl isononanoate thường được sử dụng với nồng độ từ 2–10%, mức sử dụng tối đa 40%.

Khi dùng trong sản phẩm chống nắng, mức sử dụng cho phép là 0,1 - 8%.

Khi dùng trong mỹ phẩm, mức sử dụng cho phép là 0,1 - 8%.

Cetearyl isononanoate có trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân chỉ được dùng bôi ngoài da.

Ứng dụng

Cetearyl isononanoate được sử dụng trong các sản phẩm như kem dưỡng da, kem chống nắng, dầu dưỡng thể, các sản phẩm chăm sóc tóc.

Cetearyl Isononanoate là gì? Công dụng của chất này trong làm đẹp 2
Cetearyl Isononanoate được dùng trong kem dưỡng da trị da khô

Lưu ý

Hội đồng Chuyên gia Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm đã xác định rằng Cetearyl isononanoate an toàn khi dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Tổ chức này cũng phát hiện ra rằng ở nồng độ dưới 12%, Isononanoic Acid không phải là chất gây kích ứng da.

Tuy nhiên, thành phần này khá nguy hiểm khi tiếp xúc với mắt hoặc khi nuốt phải. Nếu Cetearyl isononanoate tiếp xúc với mắt, hãy rửa mắt bằng nước sạch, ấm. Nếu nuốt phải chất này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lý.

Cetearyl isononanoate gây độc cho màng nhầy và nếu tiếp xúc với chất này lâu có thể gây tổn thương các cơ quan. Bạn hãy luôn đeo găng tay và kính bảo vệ mắt khi thao tác với sản phẩm.

Ở mức độ sử dụng tinh khiết Cetearyl isononanoate có thể gây kích ứng cho da.

Khi pha trộn Cetearyl isononanoate luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Sử dụng găng tay (dùng một lần là tốt nhất).
  • Cẩn thận khi xử lý dầu nóng.
  • Đeo kính bảo vệ mắt.
  • Làm việc trong phòng thông gió tốt.
  • Để các thành phần và dầu nóng tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị một bộ sơ cứu khi đang làm việc với nước nóng và dầu vì tai nạn có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo