Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngoi (lá): Vị thuốc chữa lao hạch

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cây ngoi là loài bản địa ở châu Mỹ, cụ thể là ở những khu vực phía Nam của Hoa Kỳ lục địa (nam Florida và Thung lũng Rio Grande tại Texas), Bahamas, México, Trung Mỹ, vùng Caribe, và phía Bắc của Nam Mỹ, bao hàm cả quần đảo Galápagos.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây cà hôi; cà lông; cây la rừng; chìa bôi; la rừng, phô hức (Thổ, Tày), sang mou (Luang prabang – Lào), co sà lang (Thái), toong muốc.

Tên khoa học: Solanum verbascifolium L. thuộc Họ Cà – Solanaceae.

Tên đồng nghĩa: Solanum pubescens Roxb, Solanum eranthum Don.

Đặc điểm tự nhiên

Ngoi là loài cây nhỏ hoặc nhỡ cao từ 2,5 đến 5 m. 

Toàn cảnh, lá phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, hoặc vàng xám. Lá mọc cách, hình xoan thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cả hai mặt đều có lông mịn, dày hơn ở mặt dưới, cuống lá hình trụ, dài từ 2 đến 5 cm. Chiều dài lá từ 12 đến 20 cm, chiều rộng lá từ 6 đến 11 cm. 

Cụm hoa hình xim lưỡng phân hoặc xim ngù, hoa hình chén, phủ đầy lông mềm, tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính từ 0,5 đến 1,3 cm, với 6 cánh hoa hình mũi mác, đầu nhọn. 

Ngoi 1
Hoa hình chén, phủ đầy lông mềm

Quả nhỏ, hình cầu, hai lần dài hơn đài, đường kính 6mm, màu vàng. Hạt cây ngoi rất nhiều có vân mạng đường kính khoảng 2mm.

Lá cây khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì.

Mùa ra hoa ngoi từ tháng 3 đến tháng 6. Mùa kết quả từ tháng 7 đến tháng 10.

Phân bố, thu hái, chế biến

Ở nước ta, cây mọc hoang tại khắp các tỉnh miền bắc như Hà Giang (thường là loài ngoi rừng), Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, ngay tại Hà Nội cũng có. Ngoi là loài cây ưa phân bố ở nơi dãi nắng.

Lá ngoi được hái khi còn tươi, mang về dùng dần. Ngoài ra rễ cây được đào quanh năm, sau đó được thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô. Cây thường được trồng bằng hạt vào mùa xuân.

Ở nước ngoài, cây ngoi thường phân bố ở châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ, thường thấy cây phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Nam và Tây Nam Trung Quốc.

Ngoi 2
Lá ngoi được hái khi còn tươi

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây là rễ và lá hoặc thân cây.

Thành phần hoá học

Trong cây ngoi chứa solanin, saponozit, một ít tinh dầu. Vỏ rễ có 0,3% solasodin.

Trong lá cây ngoi còn có tinh dầu. Các thành phần khác chưa rõ.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, cây ngoi có vị đắng, cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng, sát trùng, chỉ dương, chỉ huyết, hành khí chỉ thống, sinh cơ thu liễm.

Theo y học hiện đại

Cây ngoi có một số tác dụng dược lý sau đây:

  • Tác dụng chữa viêm mủ da, loét, vết đứt, xước, lòi dom, hắc lào, lao hạch, sán trâu bò.

  • Tác dụng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư.

  • Tác dụng chữa nhức đầu: Tại malaysia, lá tươi giã nát được dùng đắp lên hai bện thái dương chữa nhức đầu.

  • Tác dụng chữa cảm, sổ mũi: Trong thú y, lá thái nhỏ cho vào lỗ mũi ngựa chữa bệnh sổ mũi của ngựa.

  • Trong y học nhân dân Malaisia, người ta dùng nước sắc của rễ chống chữa những cơn đau kịch trong người và những rối loạn sau bữa ăn.

  • Tác dụng chữa đau lưng, gãy xương, ngoại thương cảm nhiễm, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ đau.

Liều dùng & cách dùng

Ở Ấn Độ, dùng bột khô của cây ngoi hòa với nước đắp lên vết thương chữa viêm hoặc chữa bỏng lửa.

Ở Malaysia, dùng toàn cây ngoi nấu nước tắm cho phụ nữ sau sinh đẻ.

Bài thuốc kinh nghiệm

Đắp lòi dom: Lá tươi ngắt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên lá, úp vào dom hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại. Bệnh nhân bị lòi dom thường khỏi rất nhanh, đi lại bình thường, 2 – 3 năm không thấy tái phát. Có bệnh nhân dom lòi 4 đến 5 cm dùng khỏi.

Chữa hắc lào: Lá ngoi tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào đã rửa sạch.

Bệnh bạch cầu hạt mạn tính (ở Trung Quốc): Ngoi 10 - 15 g, nấu sôi và chia ra uống 3 lần.

Chữa tràng nhạc: Lá hoặc quả Ngoi 20 g, giã nát với lá dâm bụt 15 g, vỏ rễ hay vỏ thân cây gạo 20 g, đun với nước vo gạo đặc đến khi sền sệt rồi đắp, băng lại.

Lưu ý

Chưa có thông tin.

Nguồn tham khảo
  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.

  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 2).