Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Acid stearic có công thức hóa học là CH3-(CH2)16-COOH và là Axit béo no chứa một chuỗi 18 cacbon. Hoạt chất này còn có tên gọi khác là Octadecanoic acid và có nhiều ở dầu mỡ động vật và thực vật.
Axit Stearic là acid béo bão hòa gồm một chuỗi 18 cacbon, có công thức hóa học CH3-(CH2)16-COOH và có tên IUPAC là acid octadecanoic.
Axit stearic là một axit béo no, chuỗi dài được tìm thấy trong các chất béo động vật và thực vật khác nhau. Về cơ bản, hoạt chất này như một chất béo dưỡng ẩm. Đây là một thành phần tự nhiên, cụ thể là bơ ca cao và bơ hạt mỡ có trong một số thành phần của kem dưỡng ẩm da.
Thành phần này được làm chất phụ gia để sản xuất rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc, da cũng như một số chất tẩy rửa gia dụng.
Axit Stearic có màu trắng tới hơi vàng ở thể rắn với 2 dạng đó là tinh thể và dạng bột. Hoạt chất này có khối lượng phân tử: 284,48 (g/mol), điểm tan chảy 69,4 độ C và điểm phân hủy là 350 độ C.
Quá trình chưng cất các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C dẫn đến quá trình thủy phân được tạo thành axit stearic. Thành phần axit stearic thường là hỗn hợp giữa panmitic và axit stearic. Axit stearic còn được sản xuất bằng phương pháp khác. Từ tinh bột thông qua hydro hóa các axit béo không no có ở dầu thực vật và tổng hợp thông qua acetyl-CoA để được axit stearic.
Một số nghiên cứu đã xác định cơ chế axit stearic (18:0) ức chế chọn lọc các phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào tế bào T trong ống nghiệm. Trong quá trình ủ các tế bào B và T được kích hoạt bằng mitogen với tỷ lệ 18: 0 dẫn đến các kiểu kết hợp axit béo bão hòa khác nhau vào màng của chúng. Các phân tích sắc ký lỏng hiệu suất cao (HPLC) của tế bào T cho thấy sự tích tụ của phosphatidylcholine (PC) có chứa phosphatidylcholine (PC) 18:0 không bão hòa đã thay thế PC tế bào bình thường.
Một số ít PC được tìm thấy tích tụ trong màng tế bào B làm tăng tỷ lệ PC chứa axit oleic (18:1). Các thành phần lipid khác nhau của màng tế bào lymphocyte sau khi tiếp xúc với tỷ lệ 18:0 có tương quan với điện thế màng sinh chất của chúng.
Trong các tế bào T, sự tích tụ không bão hòa, PC chứa 18:0 trùng hợp với sự phá vỡ nhanh chóng tính toàn vẹn của màng, được xác định bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy. Sự phá vỡ tính toàn vẹn của màng được phát hiện phụ thuộc vào thời gian và liều lượng. Nghiên cứu không quan sát thấy có sự khử cực nào như vậy trong các tế bào B, nhờ khả năng khử bão hòa, có thể tránh kết hợp một lượng lớn các phospholipid có chứa 18:0 không bão hòa vào màng của chúng.
Người ta cho rằng sự thiếu hụt stearoyl-CoA desaturase trong tế bào T sẽ ngăn chúng khỏi quá trình khử bão hòa có nguồn gốc ngoại sinh 18:0, do đó dẫn đến tăng tỷ lệ PC không bão hòa có chứa 18: 0 trong màng tế bào của chúng. Sự phong phú của loài PC này có thể tăng cường độ cứng của màng sinh chất bị suy giảm đáng kể.
Công dụng của axit stearic là làm mềm, mịn cho da. Ngoài ra, axit stearic còn có công dụng như một hàng rào bảo vệ cho da, giữ độ ẩm tự nhiên, khóa các chất gây kích ứng.
Hoạt chất này thường được sử dụng như một chất nhũ hóa để làm đặc sản phẩm và cải thiện kết cấu. Hoạt chất này cũng hoạt động như một chất hoạt động bề mặt. Axit stearic được sử dụng để tạo thành sản phẩm, nhưng tự thân nó cũng có lợi ích chăm sóc da.
Công dụng dưỡng ẩm cho da luôn mềm mịn bởi vì stearic có thành phần hóa học các phân tử liên kết nhỏ dễ dàng thẩm thấu vào sâu trong da. Vì vậy, axit stearic cung cấp các chất cần thiết giúp cho da khỏe sáng mịn và bóng mượt.
Công dụng làm dịu da, mát da bởi vì thành phần axit stearic có tác dụng tạo đặc, chất hoạt động bề mặt, giúp sản phẩm được dùng như chất làm mềm không gây hại. Các sản phẩm như kem cạo râu, kem tẩy lông, sữa rửa mặt… luôn có thành phần này.
Khả năng kháng khuẩn, kháng viêm của axit stearic được dùng trong phòng chống viêm nhiễm các vết thương ngoài da. Công dụng trong mỹ phẩm là ngăn ngừa và phục hồi tổn thương da do lạm dụng mỹ phẩm dẫn tới bị dị ứng và đau rát.
Với vai trò nhũ hóa trong sản phẩm mỹ phẩm là tạo đặc hoặc làm cứng thành phẩm dạng, kem dưỡng da, lotion. Axit stearic giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước, ngăn tách lớp nước và dầu của sản phẩm.
Axit Stearic là thành phần thường xuyên được dùng để xây dựng công thức của sản phẩm mỹ phẩm. Thành phần này mang lại một số lợi ích cho làn da như làm dịu da, mát da... Axit Stearic là một thành phần đa nhiệm, vừa giúp tạo nên kết cấu sản phẩm vừa chăm sóc da hiệu quả.
Axit Stearic dung nạo tốt, mọi người đều có thể sử dụng được. Đối với những người có làn da khô, da nhạy cảm thì Axit Stearic là một lựa chọn tuyệt vời. Hoạt chất này còn có ưu điểm có thể kết hợp và hoạt động tốt với hầu hết các thành phần. Đặc biệt hoạt chất này thường kết hợp với những hoạt chất gây kích ứng hơn để giảm thiểu tác dụng phụ làm khô da.
Axit stearic bắt nguồn gốc từ thực vật nên rất lành tính và an toàn khi sử dụng. Vì vậy nên axit stearic có tính ứng dụng cao trong thực phẩm, mỹ phẩm công nghiệp và cả y tế.
Trong mỹ phẩm, axit stearic được sử dụng với công dụng làm mềm da, làm sáng da bóng da và phục hồi tổn thương da cũng như chất tạo đặc… Trong xà bông thành phần axit stearic được dùng để làm cứng sản phẩm.
Trong các sản phẩm như đèn cầy, xà bông, chất dẻo… đều có thành phần axit stearic.
Trong công nghiệp thực phẩm, axit stearic là thành phần trong dầu ăn kiêng, đường ăn kiêng mục đích để kiểm soát tăng cân.
Thành phần này còn được sử dụng như hỗn hợp tách khi làm thạch cao, sản xuất hoặc bao ngoài các loại stearate kẽm, các kim loại khác nhằm hạn chế sự oxi hoá. Một ứng dụng khác nữa là làm chất bôi trơn trong quá trình phun đúc của bột gốm…
Axit stearic là chất có thể gây mòn da, kích ứng da và mắt nên cần chú ý khi sử dụng. Cần có dụng cụ bảo vệ như quần áo bảo hộ, khẩu trang mặt nạ phòng độc… khi tiếp xúc với axit stearic.
Thành phần này cần được bảo quản và sử dụng tránh nhiệt độ cao và lửa vì là chất dễ cháy.
Để tránh xa nơi ở và thức ăn của người và cả vật nuôi.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acid_stearic
https://xuatxuuc.com/axit-stearic-la-gi-su-dung-hang-dau-cho-da-va-hon-the-nua/
https://tschem.com.vn/axit-stearic/
https://vntradimex.com/ung-dung-cua-acid-stearic/
https://tienphatchem.vn/cong-dung-cua-axit-stearic-trong-my-pham-cham-soc-da.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1384169/