Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. hoa Cà Độc Dược

Hoa cà độc dược: 1 trong 50 vị thuốc dược liệu cơ bản trong y học cổ truyền

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Cà độc dược được trồng khắp nơi ở Việt Nam, Campuchia, Lào. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều nhất ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Hoa của Cà độc dược giúp giải co cứng, bình suyễn, chỉ khái, chỉ thống; chủ trị: Thượng vị đau có cảm giác lạnh, ho, hen suyễn, thở khò khè, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây Cà độc dược.

Tên khác: Mạn đà la.

Tên khoa học: Daturae metel L, họ Cà (Solanaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây nhỏ, sống lâu năm cao khoảng 1,0 – 1,5m. Thân nhẵn hoặc gần như nhẵn, màu lục hoặc tím tía, phân cành nhiều, gốc hóa gỗ.

Lá mọc so le, có màu xanh lục thẫm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn hoặc có rất ít lông ở mặt dưới, đầu lá nhọn và mép lượn sóng, gốc có phiến lệch, cuống lá dài 2 – 3cm, có khi đến 5cm.

Hoa riêng lẻ, mọc ở kẽ lá, cuống ngắn; đài hình trụ gồm 5 phiến; tràng rất dài có 5 cánh hoa hàn liền. Cánh hoa xếp nếp ở trong nụ, khi nở xòe ra hình phễu. Hoa màu trắng, đốm tím hoặc hơi vàng ở mặt ngoài; đầu cánh hoa có mũi nhọn, hơi cong; nhị dài bằng tràng, chỉ nhị đính vào ống tràng đến tận giữa.

Hoa cây Cà độc dược
Hoa cây Cà độc dược

Quả nang có hình cầu, đường kính khoảng 2,5cm, có gai ngắn, mọc nghiêng. Khi chín, quả nứt từ đỉnh thành những mảnh không đều nhau; đài tồn tại hình đĩa gập xuống; hạt nhiều màu vàng nâu, hơi dẹt và nhăn nheo.

Mùa hoa quả: Tháng 5 – 10.

Lá hoa khô hình dải, thường nhau nát. Hoa chưa nở dài khoảng 3 - 5cm đến khi hoa đã nở dài 7 - 12cm. Đài dài bằng 2/5 tràng hoa, hình ống; bề mặt hơi có lông mịn; màu vàng xám hoặc lục xám, đỉnh có 5 thùy với 5 gân ở đáy. Tràng màu vàng nâu hoặc màu vàng nhạt, hình loa kèn, đỉnh có 5 thùy nhọn và ngắn, có 3 gân dọc rõ ở dưới đỉnh; có chỗ hơi lõm giữa 2 thùy. Nhị 5, chỉ nhị dính liền vào ống tràng và dài khoảng 3/4 tràng, vòi nhuỵ hình gậy. Màu hoa sấy khô, chất mềm dẻo; mẫu hoa phơi khô, giòn, vị hơi đăng, mùi nhẹ.

hoa ca doc duoc 2
Cây Cà độc dược

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây được trồng và mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, Lào và Campuchia để làm thuốc và làm cảnh. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều nhất ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bát đầu nở, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Cà độc dược là lá và hoa.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chủ yếu của hầu hết các bộ phận trong cây là alcaloid, trong đó alcaloid chính scopolamin (= hyoscin), ngoài ra còn có atropin, hyoscyamin, norhyoscyamin.

Tùy theo từng bộ phận và thời kỳ thu hái mà sẽ có hàm lượng alcaloid khác nhau. Thường trong lá là 0,10 - 0,50%, có khi tới 0,60 - 0,70%, trong hạt 0,10 - 0,50%, trong quả 0,12%, hoa 0,25 - 0,60%, trong rễ 0,10 - 0,20%. Hàm lượng alcaloid còn thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng, các trồng trọt và chăm sóc cây nhưng thường cao nhất là vào thời kỳ ra hoa.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.

Cà độc dược còn được dùng làm thuốc chữa hàn thấp, cước khí, chữa đau cơ, da tê dại và làm thuốc gây mê. Ngoài ra, có thể dùng ngoài để đắp tại chỗ giảm đau nhức hoặc chữa mụn nhọt.

hoa ca doc duoc 3
Hoa cây Cà độc dược chữa đau cơ, giảm tê nhức

Theo y học hiện đại

Cà độc dược được sử dụng làm thuốc chữa hen suyễn, viêm loét dạ dày, viêm phế quản, chống co thắt cơ trơn, dùng làm thuốc tiền mê, chữa một số trường hợp bệnh parkinson, chữa nhiễm độc các chất ức chế men cholinesterase (như khí độc sarin), nhồi máu cơ tim cấp tính và chậm nhịp tim.

Trong nhãn khoa, atropin được dùng làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm màng bồ đào và là thuốc giãn đồng tử trong một số xét nghiệm mắt. Scopolamin được dùng để phòng ngừa say tàu xe và điều trị co thắt dạ dày - ruột.

Tác dụng của Cà độc dược chủ yếu là của atropin và hyoxin:

  • Atropin có tác dụng làm giãn cơ vòng của mắt dẫn đến giãn đồng tử. Nhãn cầu dẹt lại làm áp lực mắt tăng lên. Dừng sự tiết mồ hôi, nước bọt, dịch vị, dịch ruột.

Làm giãn nở khi khí đạo bị co thắt và kích thích phó giao cảm. Lúc bình thường, atropin không có khoặc ít có tác động trên nhu động ruột và co thắt ruột.

Liều độc atropin tác động lên não gây ra các triệu chứng như say, có khi phát điên, sốt, hô hấp tăng, cuối cùng ức chế thần kinh trung ương và tê liệt.

  • Tác dụng giãn đồng tử của hyoxin gần giống atropin nhưng thời gian ngắn hơn.

Khi ngộ độc, hyoxin sẽ có tác động ức chế thần kinh nhiều hơn là tác động kích thích. Vì vậy hyoxin được ứng dụng để chữa cơn co giật trong bệnh Parkinson. Hyoxin có thể phối hợp với atropin để phòng chống say xe, tàu thủy, máy bay. Ngoài ra còn làm thuốc dịu thần kinh.

Liều dùng & cách dùng

Liều 0,3 - 0,6g/ngày, dạng thuốc hoàn. Cũng có thể dùng dưới dạng thuốc hút (lấy dược liệu thái nhỏ rồi cuộn thành điếu thuốc để hút, chia liều để dùng, không dùng quá 1,5g dược liệu/ngày).

Bài thuốc kinh nghiệm

Khử phong thấp, chữa hen suyễn

Dùng ngoài: Nước sắc dùng rửa những nơi da tê dại, cước khí, hàn thấp.

Uống dùng trong chữa kinh sợ.

Cuộn thành thuốc lá hút chữa ho hàn.

Chữa ho, hen, chóng co bóp trong loét dạ dày, say sóng, nôn mửa khi đi máy bay hoặc dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức

Dùng dưới hình thức bột hoa hoặc dùng hoa phơi khô, thái nhỏ để hút như thuốc lá.

Liều hút: Ngày 1 - 1,5g. Ngừng ngay nếu thấy triệu chứng ngộ độc.

Ngoài ra, còn được dùng ở dạng rượu 1/10 (ngày dùng 0,5 – 3 g rượu cho người lớn, 0,10 cho trẻ em).

Làm nguyên liệu điều chế hyoxin.

Chữa hen

Hoa Cà độc dược phơi khô, thái nhỏ rồi lấy 1 phần, thêm 1 phần kali nitrat, cuộn thành điếu thuốc lá. Ngày hút 1 - 1,5 g vào lúc có cơn hen.

Lưu ý

Cà độc dược không dùng được cho những người thể lực yếu.

Bảo quản ở nơi khô, tránh mốc, mọt.

Cà độc dược và các chế phẩm từ Cà độc dược đều rất độc, khi sử dụng phải đúng liều lượng quy định để tránh ngộ độc.

Nguồn tham khảo