Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Nấm Thái dương

Nấm thái dương: Loài nấm dược liệu quý phòng ngừa ung thư, nhiễm trùng

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Nấm dược liệu Thái dương có tên khoa học Agaricus blazei Murill viết tắt thành ABM có nguồn gốc từ các khu rừng Brazil. Nấm Thái dương đã được sử dụng trong y học dân gian và làm thực phẩm sức khỏe để ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng, dị ứng và ung thư trong y học hiện đại.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Nấm tiên nữ xanh, nấm thái dương.

Tên khác: Nấm agaricus.

Tên khoa học: Agaricus blazei Murill.

Đặc điểm tự nhiên

Nấm thái dương có màu nâu hồng, thịt nấm nằm ở mũ, trên mũ nấm có những vảy nhỏ sậm màu. Khi mới mọc nấm thường có màu trắng vài ngày sau đó sẽ chuyển thành màu hồng, tím rồi đen. Nấm ở dạng búp có đường kính khoảng 3 – 4 cm, khi nở xòe hết cỡ thì có thể rộng đến 10 cm và có vòng bao xung quanh. Cuống của nấm có màu trắng, cao khoảng 6 – 7 cm và có đường kính 1 cm. Tai nấm mọc từ đất như những nút áo tròn và có đường kính có thể lên đến 12 inch, tùy thuộc từng loài. Môi trường sống của nấm thường ở nhiệt độ 25 – 27 độ C.

nấm thái dương 1
Nấm thái dương có dạng búp, khi nở xòe hết cỡ và có vòng bao xung quanh

Phân bố, thu hái, chế biến

Nấm thái dương có xuất xứ tại Brazil. Nơi đây người ta phát hiện nấm mọc hoang rất nhiều ở các khu vực đồng cỏ. Sau đó giống nấm này được nhân giống ra nhiều nước khác như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,…

Ở Việt Nam, loại nấm này mọc hoang tại Gò Tháp, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Vì là nấm trong chi nấm mỡ nên đa phần các công thức trồng đều sử dụng công thức tương tự như trồng nấm mỡ Agaricus bisporus. Nấm thuộc loại phân hủy thứ cấp nên chỉ trồng trên những cơ chất như rơm rạ lúa mì, lúa nước có bổ sung thêm phân gà, phân bò, phân ngựa… và các loại phân vô cơ như Urea, SA, các chất khoáng như CaCO3, CaSO4… Sau khi hệ sợi nấm đã lan kín cơ chất, phủ lên mặt cơ chất một lớp đất đã được luyện, hoặc than bùn, hoặc rêu nước… tùy từng nước. Nấm Thái dương trồng được ở nhiệt độ môi trường từ 25 độ C - 27 độ C.

Các chất chuyển hóa có hoạt tính có thể được phân lập từ quả thể, sợi nấm nuôi cấy thuần túy và dịch lọc nuôi cấy, và ngày nay nhiều nỗ lực đang được thực hiện để thu được chất chuyển hóa có hoạt tính từ sợi nấm thông qua nuôi cấy lên men chìm để thu được các chế phẩm rẻ hơn. Kawagishi là người đầu tiên tách được hợp chất chống ung thư hoạt tính được tinh chế từ chiết xuất natri hydroxit của quả ABM năng suất và sự đa dạng về cấu trúc của glucan tăng lên khi quả thể trưởng thành. Vì vậy thời điểm thu hoạch và bảo tồn là vô cùng quan trọng, để có được chiết xuất tốt nhất.

Bộ phận sử dụng

Toàn thân nấm.

Thành phần hoá học

Tổng thành phần của nấm là nước (90%), protein (2 – 40%), chất béo (2 – 8%), carbohydrate (1 – 55%), chất xơ (3 – 32%) và tro (8 – 10%) (tro chủ yếu bao gồm muối, kim loại, v.v.). Các chất chuyển hóa có hoạt tính có thể được phân lập từ quả thể, sợi nấm nuôi cấy thuần túy và dịch lọc nuôi cấy. Quả thể ABM trong các giai đoạn trưởng thành khác nhau có chứa α-glucan và β-glucan.

100g nấm thái dương đã cung cấp 362 calori, 35,19g protein, 3,39g chất béo, 47,7g carbonhydrat. Nấm thái dương còn rất giàu các vitamin nhóm B gồm: Vitamin B1 chiếm 0,26mg, 2,4mg vitamin B2, 58,5mg vitamin B3, vitamin B5 là 14,2mg, 731 IU vitamin D. Ngoài ra còn nhiều các hoạt chất khác chẳng hạn: Calcium 36mg, 4,28mg đồng, 1,9mg sắt, kali 5,20mg, 0,35mg selenium.

nấm thái dương 2
Nấm thái dương rất giàu dinh dưỡng

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Nấm Thái dương có hương hạnh nhân rất mạnh và do đó khó ăn vì mùi vị gắt. Nhưng sau khi nhân giống và trồng thì mất đặc điểm này và có hương vị dễ chịu, màu sáng hơn và quả thể lớn hơn. Nấm thái dương được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh về dị ứng và nhiễm trùng cơ thể.

Theo y học hiện đại

Nấm thái dương rất giàu polysaccharid điều hòa miễn dịch, β-glucans, và đã được chứng minh là có đặc tính chống khối u, chống nhiễm trùng, và chống dị ứng trên mô hình chuột, Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột. Những tác động này được thực hiện thông qua sự kích thích của nấm đối với các tế bào miễn dịch bẩm sinh, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân, tế bào NK và tế bào đuôi gai, cải thiện sự cân bằng Th1/Th2 bị lệch và viêm.

AbM cũng được chứng minh là có chứa agaritine và ergosterol (provitamin D2) được tìm thấy để gây ra quá trình apoptosis ở các tế bào bạch cầu và ức chế sự hình thành mạch do khối u gây ra, cũng như isoflavonoid có tác dụng hạ đường huyết mạnh có thể hữu ích chống lại bệnh đái tháo đường. AbM được báo cáo là có đặc tính chống khối u trong các mô hình chuột bị u xơ, u tủy, ung thư buồng trứng, phổi và tuyến tiền liệt, và trong các nghiên cứu trên người chống lại ung thư phụ khoa (tăng hoạt động của tế bào NK và chất lượng cuộc sống) và bệnh bạch cầu.

Nấm thái dương có hiệu quả chống khối u: Polysaccharide bao gồm beta và protein-glucan làm giảm và kiểm soát sự gia tăng nhanh chóng của tế bào ung thư. Hiệu quả ngăn chặn ung thư: Các steroid, nucleic acid, lipid và lectin ngăn cản sự sinh sản của tế bào ung thư.

Ngoài ra, nấm thái dương còn làm giảm đường huyết, có hiệu quả trong điều trị tiểu đường. giảm cholesterol và giảm xơ cứng động mạch.

Liều dùng & cách dùng

Nấm thái dương có thể dùng chế biến các món ăn bài thuốc.

Nấm thái dương được dùng nhiều hơn ở dạng viên thực phẩm chức năng bởi tính dễ sử dụng. Với người bình thường, liều lượng khuyên dùng là ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên.

nấm thái dương 3
Nấm thái dương có thể dùng chế biến các món ăn bài thuốc

Bài thuốc kinh nghiệm

Chưa có thông tin.

Lưu ý

Chưa có thông tin.

Nguồn tham khảo