Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Dược chất/
  3. Potassium bicarbonate

Potassium bicarbonate

09/04/2023
Kích thước chữ
Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Potassium bicarbonate (KHCO3).

Loại thuốc

Khoáng chất và chất điện giải.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén, viên sủi bọt (10 mEq; 20 mEq; 25 mEq).

Chỉ định

Điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng hạ kali máu (hạ kali máu).

Dược lực học

Kali là một khoáng chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm và cần thiết cho chức năng bình thường của tim, cơ và dây thần kinh.

Động lực học

Không có thông tin.

Tương tác thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân dùng đồng thời với các thuốc hoặc liệu pháp làm tăng kali (ví dụ: Thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, các muối khác có chứa kali...).

Digitalis: Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đang dùng các thuốc digitalis; những bệnh nhân này thường nhạy cảm với các tác dụng phụ nguy hiểm lên hệ tim mạch khi sử dụng digitalis với potassium bicarbonate.

Các chất kháng viêm không steroid (NSAIDs): Có thể tăng cường tác dụng tăng kali máu của muối Kali.

Chống chỉ định

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tăng kali máu.

Liều lượng & cách dùng

Cách dùng

Nên uống cùng với thức ăn hoặc ngay sau bữa ăn.

Với dạng viên sủi bọt, cho viên sủi vào ly có ít nhất 120 ml nước. Đợi viên hoà tan hoàn toàn. Uống từ từ trong vòng 5 đến 10 phút.

Hạ kali máu: Uống.

Liều dùng

Người lớn

Phòng ngừa: 16-24 mEq / ngày chia 2-4 lần.

Điều trị: 40-100 mEq / ngày chia 2-4 lần.

Bệnh nhân suy thận

Không có hướng dẫn về điều chỉnh liều lượng theo nhãn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận mạn cần theo dõi kali huyết thanh và điều chỉnh liều lượng thích hợp.

Bệnh nhân suy gan

Không có hướng dẫn về điều chỉnh liều lượng theo nhãn của nhà sản xuất.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu dạ dày.

Lưu ý

Lưu ý chung

Thuốc có thể gây khó chịu về đường tiêu hóa (ví dụ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu) và dẫn đến loét đường tiêu hóa, chảy máu, thủng và / hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết thanh để tránh tăng kali máu; tăng kali máu nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu/ liệt cơ và bất thường dẫn truyền tim (ví dụ, blốc tim, loạn nhịp thất, vô tâm thu). Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (ví dụ, suy tim, rối loạn nhịp tim).

Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân trong các tình trạng có khả năng góp phần làm thay đổi kali huyết thanh và tăng kali huyết (ví dụ, bệnh Addison không được điều trị, chuột rút do nhiệt, huỷ mô nghiêm trọng do chấn thương hoặc bỏng).

Rối loạn kiềm toan cơ thể: thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có rối loạn kiềm toan trong cơ thể. Sự thay đổi nồng độ kali huyết thanh có thể xảy ra trong quá trình hiệu chỉnh kiềm toan, cần theo dõi chặt chẽ.

Không nên sử dụng kali bicarbonat nếu đang dùng các thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali như amiloride, eplerenone, spironolactone hoặc triamterene.

Suy thận: thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận; theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết thanh ở bệnh nhân suy thận nghiêm trọng.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa có nghiên cứu nào về việc dùng thuốc trên động vật. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Không có thông tin.

Quá liều

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

Quá liều có thể dẫn đến: Lú lẫn, nhịp tim nhanh hoặc không đều; choáng váng, nhẹ đầu; yếu hoặc cảm giác nặng ở chân' tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân; mệt mỏi bất thường; khó thở; phân đen, có máu; đau bụng dữ dội hoặc chuột rút; buồn nôn, suy nhược, cảm giác ngứa ran, đau ngực.

Cách xử lý khi quá liều

Cần ngưng dùng thuốc và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nguồn tham khảo