Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Si

Cây Si: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng tuyệt vời

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Cây Si là một loại cây được tìm thấy ở các khu vực Địa Trung Hải. Không những chỉ được dùng làm cảnh, lá, nhựa và rễ của cây si còn chứa nhiều công dụng tuyệt vời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cây Si

Tên gọi khác: Cây Gừa; cây Cừa

Tên khoa học: Ficus microcarpa L

Đặc điểm tự nhiên

Đây là một loại cây xanh, có chứa nhựa mủ, cao đến 30 m, có dạng tán tròn hoặc dẹt.

Rễ

Nhiều loại rễ trên không mảnh, rủ xuống từ cành. Những rễ này cuối cùng phát triển thành rễ trụ, mập.

Lá mọc đối, nhiều lông, màu xanh bóng đậm, có lông tơ hẹp ở gốc, với các đầu hơi nhọn. Lá có cuống ngắn, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 6cm.

Lá si

Lá si

Vỏ

Có màu xám đen hoặc nâu, sần sùi, lớp vỏ mỏng và dính chặt vào mô bên trong. Vỏ bên trong màu sáng, kết cấu dạng sợi.

Hoa

Hoa rất nhỏ, đơn tính, nhiều và ẩn trong quả si. Cả hoa đực và hoa cái đều không có cuống.

Quả

Quả si mọc thành cặp ở nách lá, không cuống, hình cầu lõm, khi chín có màu hơi vàng hoặc đỏ sẫm.

Quả si chín được ăn bởi các loài động vật ăn quả như chim, dơi, động vật gặm nhấm, sóc và khỉ đuôi dài.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ. Thường thấy ở ven đường, trong công viên, sân vườn, các khu rừng ở độ cao thấp và trung bình lên đến 1.500 mét ở Ấn Độ (Quần đảo Andaman và Nicobar, Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, vùng bán đảo, Punjab, Rajasthan, Sikkim), Úc, Bhutan, Trung Quốc, Đông Dương, Nhật Bản, Malesia, Nepal, Sri Lanka và Đài Loan.

Thu hái – sơ chế

Rễ và nhựa cây si có thể được thu hái vào quanh năm.

Rễ cây si

Rễ Cây si

Đối với rễ phụ, sau khi hái về, cần rửa sạch rồi đem sao cho vàng, thơm. Tuy vào nhu cầu sử dụng, có thể đem ngâm với rượu hoặc sắc nước uống.

Thu hái nhựa bằng cách chích vào toàn thân cây và được sử dụng trực tiếp bằng cách hòa vào rượu.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của nó là nhựa cây chích ở toàn thân, lá hoặc phần rễ phụ của cây được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Thành phần hoá học

Được sử dụng làm thuốc dân gian truyền thống để điều trị các bệnh và rối loạn khác nhau.

Rễ trên không được nghiên cứu nhiều nhất, mang lại số lượng hợp chất cao nhất, đáng chú ý là triter-penoit, phenylpropanoit và axit phenolic. Các đặc tính dược lý của rễ cây si bao gồm các hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, chống tiểu đường, chống tiêu chảy, chống viêm, chống hen suyễn, hỗ trợ gan và giảm lipid máu.

Vỏ cây si có sự hiện diện của triterpenoids, rượu béo, steroid, coumarin, flavane, 4-hydroxybenzoates, phenol. Các phenol thực vật có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn như axit protocatechuic, catechol, p-vinylguaiacol, syringol, p-propylphenol, vanilin và syringaldehyde.

Mủ của cây đã được báo cáo là có chứa chitinase, làm tăng đặc tính kháng nấm, khả năng chống ho và long đờm.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị

Rễ phụ có vị se, hơi đắng và tính mát.

Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

Công năng, chủ trị

Theo y học cổ truyền, cây si thể được điều trị bằng cách sử dụng vỏ cây, nhựa mủ từ lá và rễ.

Rễ cây

Rễ trên không của loài này được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị đau răng, thấp khớp và viêm chân.

Mủ cây

Ở Ấn Độ, nhựa mủ được dùng để chữa bệnh gan hoặc bôi ngoài da để chữa đau bụng.

Vỏ cây

Đây là một trong những bộ phận quan trọng của cây thuốc, được dân gian sử dụng để chữa bệnh. Vỏ cây có cấu trúc rất phức tạp và có khả năng chứa nhiều chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp. Cấu trúc phức tạp của vỏ cây có thể được sử dụng để xác định chính xác nhằm duy trì chất lượng và độ tinh khiết của thuốc.

Vỏ cây nổi tiếng là có hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường, loét, cảm giác nóng rát, xuất huyết, bệnh phong, ngứa, bệnh gan và đau răng.

Lá cây

Họ sử dụng lá để giảm đau đầu, làm lành các vết bầm tím và vết thương.

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, cây si có những công dụng như:

  • Trị những vết thương lở loét.

  • Trị các trường hợp bị đánh đập, té ngã dẫn đến vết thương ứ huyết, sưng đau, bầm tím.

  • Chữa đau nhức xương khớp.

  • Chữa ho hay cắt cơn hen.

  • Chữa viêm amidan, viêm phế quản.

  • Chữa cảm cúm, sốt cao.

  • Chữa các trường hợp viêm ruột cấp, lỵ.

  • Tính bạch huyết, thanh lọc máu, chống viêm loét dạ dày.

  • Chăm sóc răng miệng.

Liều dùng & cách dùng

Các vị thuốc thường có ở quanh ta. Cây Si cũng là một trong số các thuốc của kho tàng dược liệu phong phú của dân tộc. Tuy nhiên, để một món thuốc có thể sử dụng được hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết chính xác tình trạng của người bệnh. Điều này đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện.

Bài thuốc kinh nghiệm

Các bộ phận của cây si đã được sử dụng làm phương pháp điều trị hàng ngàn năm, dựa trên kinh nghiệm và các phương pháp chữa bệnh dân gian và tiếp tục thu hút sự chú ý rộng rãi vì vai trò của chúng trong việc điều trị các bệnh nhẹ và mãn tính. Sau đây là một số kinh nghiệm dân gian dùng cây si chữa bệnh:

Chữa cắt cơn hen suyễn cấp tính

Trộn đều 10ml nhựa cây si và 10 ml rượu uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn

Lá Si tươi 75g, vỏ quýt 18g sắc nước chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm trị hen

Dùng 0,01 lít nhựa Si hòa với rượu để uống.

Bài thuốc kinh nghiệm giúp giảm đau nhức xương khớp

Trộn khoảng 10 - 20 ml nhựa cây si với rượu theo tỉ lệ 1:1 uống trực tiếp.

Hoặc cho thêm rượu vào hỗn hợp đem xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp đau nhức.

Cây si chữa đau xương khớp

Cây si chữa đau xương khớp

Bài thuốc giúp giảm tê bì chân tay và đau lưng mỏi gối

Sử dụng 20 – 25g rễ phụ cây si đem rửa sạch, thái nhỏ, sao cho dược liệu vàng và đem sắc uống liên tục trong vài ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm trị sỏi thận

Dùng 30 g rễ si, 20g rễ nhàu và 20 g thân cây muồng trâu, 10 g vỏ thân cây chân chim và 10 g rễ cây thài lài trắng, hay còn gọi là rau trai, 4 g lõi cỏ bấc. Đem tất cả phơi khô, thái nhỏ rồi sắc trong 400 ml nước đến khi còn 100 ml nước thì ngưng và chia làm hai lần uống trong ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 5 -7 ngày liên tiếp.

Bài thuốc chữa viêm ruột

Lá Si tươi 500 g, nấu nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc dự phòng cúm

Lá Si và Lá Bạch đàn mỗi thứ đều 30g rồi đem sắc uống.

Lưu ý

Các nghiên cứu hiện tại về tác dụng dược lý của cây si còn hạn chế. Mặc dù cây si thường được coi là an toàn để sử dụng, bạn vẫn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng. Phương thuốc thảo dược này không nhằm thay thế bất kỳ kế hoạch điều trị nào đã được bác sĩ phê duyệt và trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi.

Đừng sử dụng cây si nếu bạn:

  • Đang mang thai: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu rau má có an toàn để uống khi mang thai hay không.

  • Đang cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu rau má có an toàn để sử dụng khi cho con bú hay không.

Nguồn tham khảo
  1. Thuốc dân tộc: https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-si

  2. https://caythuoc.org/cay-gua-cay-si-va-bai-thuoc-dieu-tri-soi-than-liet-nua-nguoi.html

  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3807953/

  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15849422/