Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến và đang trẻ hoá dần về độ tuổi mắc bệnh. Với các hậu quả và biến chứng phức tạp, thì đây là căn bệnh cần được quan tâm tìm hiểu để có các biện pháp phòng ngừa, nhận biết cũng như điều trị kịp thời.
Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tuỵ hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể đặc biệt là mạch máu và thần kinh.
Tiểu đường (Đái tháo đường) thường được chia thành 3 loại thường gặp bao gồm đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường tuýp 1
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Nguyên nhân là do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng insulin trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu không được điều hòa gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường, đái tháo đường tuýp 1 hiếm gặp hơn tuýp 2 và thường xảy ra ở người trẻ.
Đái tháo đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đây là dạng bệnh tiểu đường thường gặp ở người lớn tuổi. Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 mặc dù cơ thể vẫn có khả năng sản xuất insulin, nhưng insulin không thể chuyển hóa (điều hòa) được lượng đường trong máu, do suy giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.
Đa phần bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng dần trẻ hóa. Số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90 – 95% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Do bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nên khó có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm.
Đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng kháng insulin xảy ra trong quá trình mang thai, thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai tuần thứ 24 trở lên.
Khi mang thai, các thụ thể insulin ở trên tế bào đích sẽ bị tác động bởi các hormone estrogen, progesterone, dẫn đến làm tăng đề kháng insulin. Do đó, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, hình thành bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ dù có thể sẽ hết sau khi sản phụ sinh con, nhưng trong suốt quá trình mắc bệnh, phụ nữ mang thai cần được theo dõi, can thiệp điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh lên sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, còn có một số loại đái tháo đường thứ phát do các nguyên nhân như: Gen bị khiếm khuyết, do các bệnh lý nội khoa hoặc do sử dụng thuốc, sử dụng hoá chất như glucocorticoid, do điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô,…
Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường có mấy tuýp? Tuýp nào là nặng nhất?
Triệu chứng của đái tháo đường tuýp 1
Triệu chứng lâm sàng thường được gọi là hội chứng 4 nhiều:
Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ do glucose không vào được tế bào, cơ thể thiếu năng lượng, dễ bị nhiễm khuẩn ngoài da, lao phổi. Cường độ và tốc độ xuất hiện của các triệu chứng, biến chứng khác nhau tùy theo từng bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng 4 nhiều và mối liên quan đến bệnh đái tháo đường
Triệu chứng của đái tháo đường tuýp 2
Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 giống tuýp 1 nhưng thường ít được phát hiện hơn, có thể được chẩn đoán vài năm sau khi xuất hiện triệu chứng.
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường.
Nhiễm nấm men: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm nấm hơn. Nồng độ glucose cao trong máu và nước tiểu sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
Thời gian lành vết thương lâu: Lưu lượng máu của toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu cao, hệ thần kinh sẽ bị tổn thương, khiến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra các biểu hiện tê hoặc đau ở chân cũng là dấu hiệu của thần kinh bị tổn thương.
Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ
Thông thường, phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng được ghi nhận ở các sản phụ như: Khát nước hơn bình thường, đi tiểu thường xuyên hơn.
Bệnh thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ nhờ nghiệm pháp dung nạp glucose 3 mẫu lúc thai từ 24 đến 28 tuần tuổi, với điều kiện trước đó chưa ghi nhận bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 ở bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ và giải pháp can thiệp
Các biến chứng tiểu đường cấp tính thường do chẩn đoán muộn, điều trị không thích hợp hoặc do bệnh gan hoặc nhiễm khuẩn cấp tính bao gồm hôn mê nhiễm toan thường xảy ra ở đái tháo đường tuýp 1 hoặc các tuýp khác khi bị nhiễm trùng, stress,…; hạ glucose máu (2,2-3,3 mmol/L) do tác dụng phụ hoặc quá liều thuốc điều trị, giảm khẩu phần ăn hay giờ ăn muộn hơn thường ngày, gắng sức; hôn mê nhiễm toan acid lactic; nhiễm trùng cấp như nhiễm trùng da, lao phổi, viêm tuỷ xương,…
Biến chứng mạn tính gồm:
Biến chứng mạch máu lớn: Bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi.
Biến chứng mạch máu nhỏ: Bệnh lý bàn chân, biến chứng ở mắt như bệnh lý võng mạc, đục thuỷ tinh thể và glaucom; biến chứng ở thận gây tổn thương cầu thận, biến chứng thần kinh ngoại vi.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân của đái tháo đường tuýp 1
Trong số các trường hợp bị đái tháo đường tuýp 1 thì đến 95% là do cơ chế tự miễn (type 1A) và 5% không xác định được nguyên nhân (type 1B). Ở type 1A hệ miễn dịch tấn công nhầm nên phá hủy tế bào sản xuất insulin tuyến tụy khiến insulin trong cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 thường phụ thuộc nguồn insulin hỗ trợ từ bên ngoài vào cơ thể.
Nguyên nhân của đái tháo đường tuýp 2
Nguyên nhân của đái tháo đường tuýp 2 vẫn chưa được làm rõ. Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 mặc dù cơ thể có tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Điều đó khiến tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn để chuyển hóa glucose, đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất số lượng insulin đều đặn được nữa thì glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng mà sẽ tích tụ trong máu gây nên bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 có thể kể đến như:
Nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai bị thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc đã được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose đều có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra, còn có đái tháo đường thai kỳ do rối loạn dung nạp glucose thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ ở 3-5% phụ nữ có thai và các dạng đái tháo đường thứ cấp gồm đái tháo đường của người trẻ khởi phát ở độ tuổi trưởng thành (MODY), bệnh tuỵ ngoại tiết; bệnh to cực, hội chứng Cushing; nhiễm siêu vi gây tổn thương tuyến tuỵ. Đái tháo đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tiểu đường và các biến chứng cần lưu ý
https://www.msdmanuals.com/professional/endocrine-and-metabolic-disorders/diabetes-mellitus-and-disorders-of-carbohydrate-metabolism/diabetes-mellitus-dm
Sách Dược lý học tập 2, Khoa Dược, Bộ môn Dược lý, Đại học Y Dược Tp.HCM
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác định và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp những dấu hiệu được nghi ngờ là bệnh tiểu đường như: Khát nước liên tục, đi tiểu nhiều, buồn nôn, mệt mỏi, chân tay tê bì, giảm cân không rõ nguyên nhân, mờ mắt, vết thương khó lành... Nếu nghi ngờ hoặc có triệu chứng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp.
Có. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể tăng lên nếu trong gia đình có người mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ di truyền sẽ khác nhau giữa tiểu đường loại 1 và loại 2, và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như lối sống và môi trường. Tuy bệnh đái tháo đường có tính di truyền cao nhưng có thể ngăn chặn và phòng ngừa được bằng chế độ ăn và luyện tập.
Xem thêm thông tin: Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Có, bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp, và các bệnh tim mạch khác. Những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ cao hơn bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng về tim khác.
Xem thêm thông tin: Các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, đái tháo đường tuýp 2 nhẹ có thể được kiểm soát tốt bằng việc duy trì cân nặng hợp lý, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ theo các hướng dẫn y tế, duy trì lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phòng ngừa và phát hiện sớm các biến chứng.
Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nếu không được kiểm soát tốt. Mẹ có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, và phải sinh mổ. Phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn phát triển tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Em bé có nguy cơ sinh non, sinh lớn hơn bình thường (thai to), và gặp vấn đề về đường huyết sau khi sinh (hạ đường huyết). Do đó, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở uy tín để được theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.
Xem thêm thông tin: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?
Hỏi đáp (0 bình luận)