Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tai chuột là loài thuộc chi Dischidia R.Br hiện có 9 loài ở Việt Nam, hầu hết là những loài dây leo bằng thân cuốn và rễ bám. Cây Tai chuột phân bố ở hầu hết các tỉnh, từ miền núi (độ cao dưới 800m) đến miền trung và đồng bằng. Trên toàn cầu, dược liệu còn được ghi nhận ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và một số nước ở Đông Nam Á và Nam Á.
Tên tiếng Việt: Tai chuột.
Tên khác: Hạt Bí, Qua tử kim, Mộc tiền, Muối qua (Tày), Co muối tẩu (Thái), Nhẩm nghin mía (Dao).
Tên khoa học: Dischidia acuminata Cost thuộc họ Thiên Lý (Asclepiadaceae).
Cây Tai chuột là loại cây phụ sinh nhỏ, nhẵn, có rễ mọc trên cây khác hoặc trên núi đá vôi, lá màu xanh nhạt, mẫm, hơi mốc do lông tơ mịn. Phiến lá thuôn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống lá cũng hẹp và hơi nhọn, trông hơi giống hạt bí đao (nên có tên là cây hạt bí) hoặc hơi giống Tai chuột, dài 14 - 24mm, rộng 8 - 14mm, cuống lá dài 4 - 6mm, hoa giống hình nhạc.
Tai chuột mọc phổ biến ở khắp nơi trong nước ta. Người ta thường dùng toàn cây tươi hay phơi khô. Dược liệu này thường sử dụng tươi hái về sao vàng sắc uống.
Bộ phận sử dụng được của Tai chuột là cả cây.
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu về Tai chuột.
Tính vị: Vị hơi chua và tính mát.
Tai chuột có tác dụng lợi tiểu, sát trùng và tiêu viêm.
Thường dùng chữa khí hư, lậu, tiểu vàng, trị sưng tấy, móng tay lên chín mé, thối tai, bỏng và làm thuốc lợi sữa. Liều dùng từ 20 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.Dùng ngoài, nấu nước rửa hoặc lấy lá tươi giã đắp. Ngoài ra, giã nhỏ cũng với lá Hà thủ ô trắng lấy nước nhỏ vào tai chữa thối tai.
Trị thận nhiệt, viêm đường tiết niệu, nước tiểu vàng, đỏ, tiểu đục, tiểu buốt và phụ nữ bạch đới
Dùng Tai chuột 40g, rễ Cỏ tranh, lá Bạc thau, mỗi vị 30g, sắc uống.
Trị phù thũng
Lá Tai chuột, rễ Cỏ xước, Bông mã đề, Thài lài tía, mỗi thứ một nắm, sao qua rồi sắc uống.
Tai chuột là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Tai chuột có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.
Tra cứu dược liệu Tai chuột: https://tracuuduoclieu.vn/tai-chuot-vt.html.