Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị viêm gan B nên ăn gì đôi khi cũng là một vấn đề “đau đầu” của người bệnh. Thế nên bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số món ăn chính có
Viêm gan b có thể chữa trị bằng thuốc, bằng công nghệ kỹ thuật cao nhưng nếu muốn nhanh khỏi bệnh, mọi người cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống. Nghiên cứu và thực tế cho thấy có rất nhiều thực phẩm có thể hỗ trợ điều trị viêm gan b rất hiệu quả. Chúng được chia làm 2 nhóm chính, đó là nhóm thúc đẩy loại bỏ độc tố của gan và nhóm có khả năng bảo vệ gan khi chất độc xâm nhập. Dưới đây là một số lưu ý về việc áp dụng chế độ ăn uống trong điều trị bệnh cũng như những loại thực phẩm chữa viêm gan b được bác sĩ khuyên dùng.
Vì tổn thương gan, nên người bệnh có xu hướng chán ăn hay ăn khó tiêu. Vậy nên ăn gì mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng đủ cung cấp cho nhu cầu của người bệnh và tốt cho gan?
Nguyên liệu: Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g.
Cách làm: Rau má rửa sạch cắt nhỏ. Rồi cho gạo, đậu xanh vo sạch vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu nhừ cháo. Sau đó, cho rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng khi đói với ít muối hoặc đường.
Món này giúp thanh nhiệt, giải độc và thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.
Nguyên liệu: Câu kỷ 30g, táo đỏ 20g, trứng gà hai quả, nước 300cc.
Cách làm: Nấu đến khi trứng chín. Sau đó vớt trứng, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường và táo đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia một-hai lần, ăn trứng uống canh. Cách hai ngày ăn một lần.
Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận và thích hợp điều trị viêm gan B mạn tính.
Nguyên liệu: Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g.
Cách làm: Cho đậu phộng vào nồi đất trước, cho nước vào, nấu khoảng 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi nấu chung với đậu phộng thêm 20 phút nữa. Sau đó để đường phèn vào, nấu tiếp năm phút. Ăn mỗi tối trước khi đi ngủ và liên tục 30 ngày.
Món này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính hay xơ cứng gan. Người bị viêm gan B nên ăn gì thì bổ dưỡng hẳn đã có câu trả lời.
Nguyên liệu: Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.
Cách làm: Nấm rơm tươi trước tiên rửa sạch, cắt miếng, rồi bỏ chung với thịt heo nạc vào nồi đất. Sau đó đổ thêm nước, nấu với lửa vừa đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng món này trong bữa cơm.
Tác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.
Nguyên liệu: Rau cần tây 100g, thịt nạc 100g, nấm hương (nấm đông cô) 20g, tỏi 5g và một ít muối.
Cách làm: Rau cần tây chỉ lấy cuống và lá rồi rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng, sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, xắt nhỏ, tỏi bóc vỏ, đập dập.
Sau đó đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho cần tây, nấm hương, tỏi vào. Tiếp tục đun cho sôi. Ăn nóng khi đói.
Món này có tác dụng giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.
Nguyên liệu: Gạo lức 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ tám trái.
Cách làm: Gạo lức vo sạch, hải sâm ngâm cho mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa rồi bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói.
Đây cũng là một sự lựa chọn nếu bạn chưa biết bị viêm gan B nên ăn gì. Món này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.
Nguyên liệu: Cá chép 1 con (khoảng 0,5 kg), bí đao 250g.
Cách làm: Cá bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn. Bí đao gọt vỏ rửa sạch rồi thái lát. Hai thứ cùng cho vào nồi, thêm nước và dầu hành hầm canh. Dùng ăn tùy ý.
Nguyên liệu: Nấm rơm tươi 100g, thịt nạc 100g,
Cách làm: Cả hai rửa sạch thái lát. Cho thịt vào nồi, thêm nước nấu chín, rồi cho nấm rơm vào nấu tiếp. Nêm nếm gia vị, dùng liền vài tuần.
Nguyên liệu: Câu kỷ tử 30g, đường phèn 30g, nhân nhĩ (nấm tuyết) 10g.
Cách làm: Rửa sạch câu kỷ tử. Nhân nhĩ ngâm cho nở ra rồi bỏ cuống rửa sạch. Hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu chín, rồi nêm đường phèn, tiếp tục nấu sôi.
Ăn món này tùy ý, thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Bị viêm gan B nên ăn gì sẽ không còn là câu hỏi quá khó nữa sau khi xem thực đơn trên. Chúc bạn có bữa ăn thật ngon miệng và dồi dào dưỡng chất.
Nguyệt Hằng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.