Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tiểu đường ngày càng có tỉ lệ gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Một khi mắc phải bệnh này, chúng ta sẽ phải sống chung với nó suốt đời. Bởi vậy, cần phòng
Bệnh tiểu đường ngày càng có tỉ lệ gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Một khi mắc phải bệnh này, chúng ta sẽ phải sống chung với nó suốt đời. Bởi vậy, cần phòng bệnh ngay từ bây giờ bằng cách duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày.
Biến chứng cấp tính
Thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Bệnh nhân ban đầu sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hôi và choáng váng. Trong tường hợp tăng đường huyết quá cao có thể khiến bệnh nhân hôn mê, do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Biến chứng mạn tính
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Khi lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ làm cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào. Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (viết tắt là IDF) lưu ý: có phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể nhưng mắt, thần kinh ngoại biên, mạch máu và thận là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất và gây ra một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường như tổn thương động mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim, hay nhồi máu cơ tim, suy tim… làm chết đột ngột.
Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một cân nặng khỏe mạnh. Các chuyên gia cho biết, cứ giảm 5% cân nặng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do vậy, bạn nên cố gắng duy trì cân nặng cơ thể ở mức khỏe mạnh và hợp lý.
Thường xuyên vận động
Lối sống ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động sẽ giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn. Đồng thời, nó sẽ giúp bạn giảm cân, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Uống cà phê đúng cách
Theo nghiên cứu từ Đại học Harvard tại Mỹ, uống cà phê sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi cà phê có tác dụng lợi tiểu, làm tỉnh táo tinh thần và giúp cơ thể đốt cháy một số nhiệt lượng nhất định, từ đó giúp thúc đẩy sự trao đổi chất tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên uống quá 3 ly và nên uống vào buổi sáng sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất.
Hạn chế thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, muối, đường và nhiều chất béo. Theo một nghiên cứu báo cáo rằng, những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn 2 lần/tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm tới 4,5kg so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn 1 lần/tuần. Do vậy, bạn nên chọn ăn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn của mình.
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cellulose có thể thúc đẩy nhu động ruột có tác dụng hỗ trợ đào thải chất cặn bã, thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn và làm sạch đường ruột. Ngoài ra, chất xơ còn điều tiết hormone, chuyển hóa lipid và carbohydrate, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt.
Tránh thịt đỏ và thịt chế biến
Thịt đỏ như thịt bò có chứa cholesterol khá cao khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Một nghiên cứu cho biết, phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn 1 lần/tuần. Tương tự, ăn thực phẩm chế biến như hotdog…cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường lên tới 43%. Vì vậy, không nên quá lạm dụng thịt đỏ và thịt chế biến.
Tránh căng thẳng
Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn nên áp dụng một số cách quản lý căng thẳng như yoga hay thiền để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu khi nào bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Khi điều này thành thói quen, bạn sẽ ngăn chặn tối đa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
Những người sau tuổi 45 cần kiểm soát lượng đường trong máu
Theo các chuyên gia, người trên 45 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cao, nhất là người béo phì, gia đình có tiền sử người mắc bệnh tiểu đường, người có cholesterol, bị cao huyết áp nên chú ý hơn đến việc kiểm tra và kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời, nếu đường huyết lúc bạn đói có chỉ số hơn 5,6 mmol / l thì cần phải kiểm tra đường huyết sau ăn để tránh rơi vào bẫy tiểu đường nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.