Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhắc đến cao huyết áp chắc hẳn trong đầu mỗi người sẽ tưởng tượng ra được một số những triệu chứng của bệnh cũng như kể ra được những đối tượng người hay bị
Khi nhắc đến cao huyết áp chắc hẳn trong đầu mỗi người sẽ tưởng tượng ra được một số những triệu chứng của bệnh cũng như kể ra được những đối tượng người hay bị tăng huyết áp trong gia đình và xung quanh mình. Tuy nhiên để hiểu sâu về căn bệnh này thì rất ít người biết.
Trước khi vào mục đích chính hãy cùng xem qua để biết cao huyết áp là gì nhé?
-Cao huyết áp hay còn gọi là bệnh huyết áp cao. Là căn bệnh thường gặp ở người những người cao tuổi, người già, người béo phì, thừa cân, hay những người mắc một số những bệnh lí liên quan khác như bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, hoặc đôi khi là do di truyền.
– Bệnh cao huyết áp xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao tỉ lệ thuận theo mỗi nhịp đập của tim.
+ Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể.
+ Chính vì vậy, nếu huyết áp tăng quá cao rất dễ dẫn đến đột quỵ, kèm theo những cơn đau tim xuất hiện, ngoài ra còn khiến thận bị tổn thương.
+ Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Trong đó 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa- áp lực cao nhất trong lòng động mạch) còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu-áp lực thấp nhất trong động mạch).
+ Khi mức huyết áp của bạn lớn hơn 120/80 đến 139/89 thì được gọi là tiền tăng huyết áp (bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là cao huyết áp.
Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao này, tùy vào triệu chứng của bệnh của mà mỗi người lại có những nguyên nhân khác nhau. Một vài trường hợp là do thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh dẫn đến mỡ máu cao gây tắc thành động mạch khiến máu khó lưu thông làm huyết áp tăng cao, có những người do bẩm sinh, hoặc do di truyền từ bố mẹ… Tuy nhiên trường hợp bẩm sinh thì khá ít, chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan như:
+ Do uống nhiều bia rượu, và đồ uống có cồn.
+ Hút thuốc lá, và các chất kích thích…
+ Do béo phì, thừa cân, không kiểm soát được lượng calo nạp vào khiến tích mỡ trong cơ thể
+ Không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, dù công việc phải ngồi 1 chỗ lâu cũng không chú ý mà chỉ chi làm về ăn uống rồi đi ngủ.
+ Ăn mặn, sử dụng quá nhiều muối trong chế biến thức ăn hằng ngày.
+ Thiếu hấp thu cá dưỡng chất cần thiết như: calci, kali, magiê
+ Do cơ thể thiếu hụt vitamin D.
+ Stress kéo dài do thường xuyên bị căng thẳng, và áp lực công việc
+ Do tuổi tác, bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi
+ Do di truyền: yếu tố di truyền là nguyên nhân không thể bỏ qua, vì khi gia đình bạn có người có tiểu sử bị tăng huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh huyết áp cao.
+ Do mắc một số những bệnh có ảnh hưởng đến tim mạch nói chung và huyết áp nói riêng như: mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…
Từ những nguyên nhân trên có thể thấy đa phần người bệnh huyết áp tăng là do những yếu tố khách quan mà chính bản thân mình gây ra. Hay nói cách khác chính bản thân ta là người đã mời gọi bệnh đến.
Tuy nhiên những yếu tố như do di truyền hay mắc các bệnh liên quan cũng đóng vai trò rất lớn trong việc khiến cho huyết áp của bạn tăng cao. Bạn cũng không được chủ quan với nó, tốt nhất là nên kiểm tra huyết áp định kì kể cả khi không thấy có triệu chứng hoặc bản thân không thuộc những nguyên nhân trên để đảm bảo.
Chính vì vậy, để điều trị được tận gốc bệnh huyết áp tăng cao này chúng ta nên đi khám mỡ máu thường xuyên. Một khi đã phát hiện mình có hiện tượng mắc mỡ máu cao bạn nên chủ động có phương pháp điều trị, đồng thời kết hợp với việc khắc phục và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến bệnh, nên bạn cần phải điều trị được bệnh máu nhiễm mỡ trước. Đây là cách chữa tận gốc bệnh cao huyết áp.
-Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có đến 33% những người bệnh cao huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp. Một phần là do bệnh không có triệu chứng cụ thể, một phần là do mỗi người có 1 triệu chứng bệnh khác nhau, nên để phát hiện sớm nhất bệnh này bạn cần đến bác sĩ khám định kỳ.
-Cũng có rất nhiều những trường hợp người bị bệnh chủ quan, cứ nghĩ mình bình thường vì không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài nên coi thường không đi khám cho đến khi bệnh chuyển biến nặng dẫn đến đột quỵ, khó thở rồi mới biết, lúc đó sẽ rất khó chữa.
-Dưới đây là 1 số triệu chứng thường gặp của bệnh huyết áp cao, nếu như bạn thấy mình có những dấu hiệu, hay thấy bản thân mình có những hiện tượng này thì nhanh nhất gãy đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhé!
Các triệu chứng của bệnh:
+ Hoa mắt chóng mặt
+ Đau đầu dữ dội
+ Mệt mỏi
+ Đau ngực
+ Nôn ói
+ Tiểu máu
+ Có vấn đề về thị giác
+ Các vấn đề về hô hấp
-Những người nghiện thuốc nên bỏ hẳn thuốc lá
-Ăn uống khoa học: không ăn mặn, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, nhiều cá, ít thịt
-Uống rượu bia ít và điều độ lại.
-Kiểm soát cân nặng, để giảm nguy cơ béo phì, có thể tác động đến việc huyết áp tăng cao.
-Tăng cường rèn luyện thể lực mỗi ngày
-Đi bộ mỗi ngày
-Tinh thần thư giãn, tránh xa stress
-Duy trì nối sinh hoạt hợp lý
-Tránh những tác động mạng và bất ngờ
-Ngủ đủ giấc, có thời gian thư giãn mỗi khi áp lực công việc quá nặng nề
-Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
-Kiểm tra huyết áp thường xuyên
-Tinh thần lúc nào cũng phải lạc quan
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào, và phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh cao huyết áp này tốt nhất!
Thu Kiều
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.