Bên trong cơ thể kiến ba khoang có chứa pederin gây bỏng da, viêm da, nếu bị cắn mà không rửa sạch vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng và lây lan ra các vùng xung quanh của da. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về đặc điểm của kiến ba khoang và cách phòng tránh để mọi người biết cách phòng tránh.
Đặc điểm về kiến ba khoang
Đặc điểm về loài kiến ba khoang
Đặc điểm của kiến ba khoang là có cơ thể thon dài (dài từ 0,8 – 1,2 cm và ngang từ 2,5 – 5,5mm) bụng chia thành 3 đốt và càng nhọn về phần đuôi. Kiến ba khoang có màu cam hoặc sậm màu, vùng bụng trên màu đen và đính kèm đôi cánh cứng màu trong suốt được gấp gọn trên. Đầu có 2 râu, đặc điểm dễ nhận ra chúng nhất là có thể bay và chạy rất nhanh.
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…
Khi tức giận, chúng có thể phình phần bụng lên để đe dọa kẻ thù, chúng cũng có thể chạy nhanh trên mặt nước.
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh Zona thần kinh.
Đặc điểm của kiến ba khoang là có 2 màu xen kẽ
Thức ăn của kiến ba khoang
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Mỗi khi trên ruộng, trong vườn có sâu cuốn lá hay rầy nâu xuất hiện, thức ăn của kiến ba khoang sẽ là sâu nhỏ, rầy sáp và ấu trùng các loài côn trùng gây hại khác. Chúng có thể bò trên mặt nước để diệt sâu rầy trên các ruộng lúa.
Nhận diện vết đốt của kiến ba khoang
Khá nhiều người nhầm với bệnh zona thần kinh nhưng thực tế có nhiều dấu hiệu như:
- Xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.
- Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.
- Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.
- Bạn sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch.
Tay bé bị phồng rộp khi tiếp xúc dịch của kiến ba khoang
Làm gì khi bị kiến ba khoang đốt?
- Lấy nước sạch rửa vết đốt sau đó rửa lại bằng xà phòng. Bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.
- Bạn nên bôi thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đều đặn.
- Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên: Bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da.
- Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: Bạn bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và để yên tâm bạn nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời kiến ba khoang đốt có để lại sẹo.
- Mỗi ngày bạn nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc).
Cách phòng tránh kiến ba khoang đốt
Nếu biết rõ các đặc điểm của kiến ba khoang, người dân khoan lo sợ, đừng hoang mang để chủ động áp dụng các cách phòng tránh kiến ba khoang hiệu quả như:
- Dùng cửa lưới chống muỗi và các loại côn trùng.
- Trong mùa kiến ba khoang và các loại côn trùng khác phát triển vào thời điểm cuối mùa hè, trong mùa thu; sinh hoạt gia đình nên hạn chế bớt ánh đèn điện thắp sáng, tắt bớt đèn điện; thường xuyên vệ sinh, quét dọn nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
- Khuyên trẻ em chơi buổi tối tránh xa chỗ có nhiều ánh sáng đèn điện.
- Nếu phát hiện thấy kiến ba khoang đậu bám trên người nên thổi nhẹ cho chúng bay đi, không nên đập chết và chà xát mạnh trên da vì độc tố pederin trên cơ thể kiến có thể xuyên thấm, xâm nhập qua da gây bệnh.
- Khi thiết kế xây dựng các khu chung cư, cư xá, ký túc xá, nhà ở tập thể, khu tái định cư cao tầng ở vùng đất mới, chung quanh có ruộng đồng, đặc biệt là ruộng lúa nên bố trí, sắp xếp hệ thống đèn điện chiếu sáng một cách hợp lý.
- Chỗ xa nhà ở, phòng ở cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng mạnh để thu hút côn trùng và loài kiến ba khoang; càng đến gần khu vực nhà ở, phòng ở nên dùng hệ thống đèn chiếu sáng có ánh sáng dịu mát hơn; có thể dùng đèn màu vàng, hạn chế ánh sáng trắng.
- Những trường hợp bị kiến ba khoang cắn, lỡ tay đập chết, chà xát trên da thì cần nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch với xà phòng tại phần da nghi ngờ bị độc chất pederin xâm nhập; có thể rửa bằng thuốc tím sát trùng.
- Nếu chỗ da bị viêm chuyển sang tổn thương loét, cần đắp gạc sạch, ướt, mát, vô trùng; có thể xoa thêm dung dịch calamin totion hay kem xoa corticoides ở vết loét. Khi có bội nhiễm với các bọng nước dưới da, có thể dùng phối hợp với kháng sinh.
- Triệu chứng viêm da sẽ khỏi trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Trong những trường hợp cần thiết, nên đi khám chuyên khoa da liễu và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể sử dụng bẫy để bắt kiến ba khoang
Cuối cùng, đặc điểm của kiến ba khoang này không phải nó đến đốt hay cắn chúng ta mà do vô tình chúng ta chạm phải, thì chất tiết ở kiến khoang nó gây ra tình trạng bỏng loét. Cái mà chúng ta nên làm nhất là rửa tay, rửa các vị trí mà tiếp xúc với kiến khoang dưới vòi nước sạch, chúng ta rửa nhẹ nhàng. Không làm độc chất đó nó lan rộng ra các vị trí khác bằng việc không chà sát, không dụi, không cào gãi. Hạn chế đắp các bài thuốc dân gian, thuốc lá làm tổn thương lan rộng hơn, bội nhiễm thêm, thời gian hồi phục lâu hơn.
Nhân Tâm