Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Ngày 29/08/2017
Kích thước chữ

Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở các quốc gia châu Á, ngay cả ở Việt Nam. Nhưng đối tượng và độ tuổi nào dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất và nguyên

Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở các quốc gia châu Á, ngay cả ở Việt Nam. Nhưng đối tượng và độ tuổi nào dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất và nguyên nhân bệnh tay chân miệng như thế nào là điều không phải ai cũng hiểu rõ.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Theo bệnh viện Nhiệt đới thì bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ người sang người. Bệnh rất dễ tạo thành dịch do vi rút đường ruột. Có 2 nhóm tác nhân gây bệnh phổ biến: Coxsackie virus A16 & Enterovirus 71 (EV71). Triệu chứng của bệnh là bị tổn thương da và niêm mạc dưới dạng phỏng nước tại vị trí như niêm mạc miệng, phần lòng bàn tay, lòng bàn chân hay mông và gối. Biến chứng nguy hiểm của bệnh này như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Những trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

– Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh là những nguồn gây bệnh.

– Bệnh có thể nhiễm rải rác quanh năm ở tất cả các vùng. Tại các tỉnh miền Nam, bệnh có xu hướng gia tăng vào hai đợt từ tháng 3-5 và tháng 9-12 các năm.

– Đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm nhỏ hơn 3 tuổi là dễ mắc bệnh nhất. Cần nghiên cứu nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Khi đi học ở nhà trẻ các bé phải sinh hoạt tập thể. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ nhiễm bệnh từ bạn bè.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là gì?

Các vi rút thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân bệnh tay chân miệng. Nhóm vi rút này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Hầu hết các trường hợp bệnh tay chân miệng đều do vi rút Coxsackievirus A16 có ít biến chứng & thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút nhóm Enterovirus, bao gồm vi rút Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng chống bệnh tay chân miệng

Nhà thuốc Long Châu khuyến cáo thêm, để phòng chống dịch tay chân miệng, mọi người phải tuân thủ chấp hành các nguyên tắc phòng bệnh bên dưới.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa

Thứ nhất: Những nguyên tắc phòng bệnh:

– Hiện nay vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh đặc hiệu.

– Dựa trên các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá. Từ đó, đặc biệt chú ý vấn đề tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Thứ 2: Phòng bệnh tay chân miệng tại các cơ sở y tế:

– Phải cách ly theo từng nhóm bệnh.

– Các nhân viên y tế phải đeo khẩu trang. Trước và sau khi chăm sóc người bệnh phải rửa, sát khuẩn tay.

– Cần khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.

– Cần xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

Thứ 3: Phòng chống nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở cộng đồng:

– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ (nhất là sau khi thay quần áo, tã, sau tiếp xúc với phân, nước bọt).

– Rửa sạch các đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

– Lau sàn nhà sạch sẽ bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.

– Phải cách ly trẻ bệnh ở nhà. Trong tuần đầu nhiễm bệnh, không đến nhà trẻ.

Hãy tìm hiểu kỹ kiến thức về căn bệnh này cũng như cách phòng chống nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng để chăm sóc và bảo vệ người thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Chúc bạn đọc và người thân luôn khỏe mạnh!

Thanh Hiền

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.