Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ con hay nô đùa, chạy nhảy lại ít chú ý nên các vết thương thường hay xảy ra, đặc biệt là bị vật nhọn đâm vào. Nếu bố mẹ không thực hiện sơ cứu đúng cách cho con, vết thương nhỏ này có thể bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Những vết thương do vật nhọn đâm vào thường có kích thước nhỏ, chỉ nhìn bên ngoài thì có vẻ không nghiêm trọng nhưng rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Phụ huynh nên chủ động xử lý vết thương khi trẻ bị vật nhọn đâm vào, chỉ với các bước đơn giản nhưng sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ, lành thương rất tốt.
Những phụ huynh có con nhỏ chắc hẳn đã quá quen với việc các vết thương do chạy nhảy, nô đùa xuất hiện trên cơ thể bé khi sinh hoạt, vận động hằng ngày. Các vết thương có thể có kích thước nhỏ nhưng bố mẹ không nên chủ quan vì không biết vật đâm có bị nhiễm trùng hay nhiễm bệnh gì không.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn có thể xử lý hiệu quả thương tích của trẻ khi bị vật nhọn đâm vào:
Với vết thương thủng, việc đầu tiên cần thực hiện chính là rửa sạch vết thương và vùng da xung quanh vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Bạn có thể ngâm vết thương vào nước xà phòng ấm trong khoảng 15 phút.
Nếu vết thương có lẫn mảnh vụn hoặc bụi bẩn, bạn nên dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch. Bố mẹ cũng có thể sử dụng xà phòng thay thế nếu không có sẵn dung dịch sát khuẩn. Lau qua lại bề mặt vết thương một cách nhẹ nhàng rồi lau khô vết thương bằng khăn sạch. Hãy đảm bảo không còn mảnh vụn ở trong vết thương trước khi bạn lau/ vệ sinh bề mặt vết thương, vì có thể dẫn đến nhiễm trùng về sau.
Với các vật nhọn nhỏ, đâm nông (không hơn 1cm) thì bạn có thể rút vật đâm ra. Nhưng nếu vật đâm có kích thước lớn, đâm sâu thì phụ huynh không nên tự ý rút ra vì nó sẽ làm vết thương chảy máu nhiều hơn.
Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
Khi thấy vết thương có chảy một ít máu, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng mà hãy để máu chảy khoảng 1-2 phút để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng ra khỏi vết thương rồi rửa sạch bụi bẩn. Bạn có thể dùng bông gạc hoặc vải sạch trực tiếp ấn vào vị trí bị đâm để máu đông lại, không chảy ra ở đầu vết thương.
Nhiều phụ huynh cho rằng vết thương nhỏ, không quá nặng thì không cần băng bó nhưng việc này sẽ giúp vết thương không bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập, tránh nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là khi bị đâm ở lòng bàn tay, bàn chân. Sau khi làm sạch vết thương xong, bạn đợi cho khô hẳn rồi dùng băng gạc sạch để băng bó lại. Băng gạc Urgosterile giúp bảo vệ và che phủ các vết thương, dung nạp cao với da, bám chắc 4 bên, hấp thu dịch từ vết thương nên giúp vết thương luôn được thông thoáng. Băng gạc có một lớp đỡ chất dính màu trắng không dệt và một lớp gạc không dệt được bọc lại bằng miếng gạc chống dính.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ nhiễm trùng, phụ huynh cũng có thể sử dụng các thuốc kháng sinh để bôi vào miệng hoặc xung quanh vết đâm. Thay băng mỗi ngày và bôi lại thuốc mỡ kháng sinh để nhanh lành hơn.
Nếu trẻ quá đau, liên tục quấy khóc thì bố mẹ có thể cho con sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ thoải mái hơn. Thông thường, sau khi thực hiện đầy đủ các bước sơ cứu cơ bản, các vết thương nhẹ do vật nhọn đâm sẽ se lại sau 1-2 giờ, cơn đau sẽ giảm dần và biến mất sau 2 ngày.
Sử dụng băng gạc Urgosterile để băng bó vết thương
Các vết thương trông có vẻ nhỏ khi vật nhọn đâm, nhưng thực chất nếu không được đảm bảo vệ sinh trong quá trình sơ cứu và lành thương thì rất dễ xảy ra những biến chứng nặng nề không mong muốn.
4% các vết thương do vật nhọn đâm vào ở trẻ em xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng này là các mẩn đỏ và dịch mủ xuất hiện xung quanh vết thương, trẻ bị sốt, quấy khóc nhiều…
Nếu vật nhọn đâm vào tới xương cũng có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng ở xương, đặc biệt là các chấn thương ở chân khi vui chơi, nô đùa… Những triệu chứng giúp bố mẹ phát hiện trẻ bị nhiễm trùng xương thường là sưng, đau, trẻ bị sốt cao trong suốt 2 tuần sau khi bị chấn thương.
Một số trẻ không xuất hiện các triệu chứng nói trên nhưng chỉ nhìn bên ngoài thì khó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của vết thương. Nhiều vết đâm chỉ rất nhỏ nhưng nguy cơ nhiễm trùng lại cao, đặc biệt khi vật đâm chứa gỉ bẩn, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh… Ngoài ra, nếu có nhiều vật nhọn ở vết thương của trẻ như mảnh vỡ thủy tinh, đầu móc câu hay các vết thương có tình trạng chảy máu không cầm được thì đây cũng là những mối nguy đe dọa sức khỏe của con nhỏ. Do đó, khi trẻ bị vật nhọn đâm, tốt hơn hết bạn nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị từ bác sĩ.
Cần đưa tới bác sĩ nếu vết thương có nhiều mảnh vỡ thủy tinh
Trẻ em hiếu động nên các vết thương do vật nhọn gây ra là điều không thể tránh khỏi. Vết thương có thể nhỏ nhưng bố mẹ không nên chủ quan mà hãy xử lý vết thương cho con đúng cách, đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng để bảo vệ sức khỏe của con một cách tốt nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.