Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thoái hoá khớp ảnh hưởng đến đời sống như thế nào?

Ngày 11/04/2017
Kích thước chữ

Thoái hóa khớp giờ đây không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên để hiểu thoái hoá khớp ảnh hưởng đến đời sống như thế nào và cách điều trị hiệu quả ra

Thoái hóa khớp giờ đây không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên để hiểu thoái hoá khớp ảnh hưởng đến đời sống như thế nào và cách điều trị hiệu quả ra sao không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tham khảo bài viết sau để có hiểu rõ về các vấn đề trên.

1. Thoái hoá khớp ảnh hưởng đến đời sống như thế nào?

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, chúng kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy (giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương) của người bệnh. Chính vì vậy, tình trạng này sẽ gây đau nhức và cứng khớp, khiến người bệnh hạn chế cử động khớp.

Tuy thoái hóa khớp không gây tử vong như cao bệnh huyết áp, tiểu đường nhưng đây lại là căn bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt hàng ngày bởi những triệu chứng như đau, tê, buốt… luôn dai dẳng và âm ỉ trong người bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp thường tấn công chủ yếu ở những người cao tuổi và phụ nữ: Ở người cao tuổi phần lớn không rõ nguyên nhân cụ thể, còn ở phụ nữ thường sau thời kỳ mang thai và sinh nở. Bệnh thoái hóa khớp gây nên các cơn đau dữ dội và thậm chí nếu không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến tàn phế bất cứ lúc nào.

  • Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp

Quá trình lão hóa: Lúc này, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm rất nhiều và dễ hư hỏng khi khớp cử động, bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh chóng hơn.

Bệnh thoái hóa khớp tiến triển nhanh chóng hơn khi bị lão hóa

Tình trạng béo phì: là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp mà nhiều người không hề nghĩ tới.

Các chấn thương nhẹ: Do đặc thù công việc, nhiều người phải thường xuyên khuân vác đồ nặng sẽ tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa ngày càng trầm trọng hơn.

Yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

  • Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm

Giai đoạn khởi phát: Người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức sau một vài động tác nhỏ. Có một số trường hợp không cảm thấy đau đớn ở giai đoạn này, và chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân có những biểu hiện bệnh thoái hóa trên phim X-quang mà thôi.

Giai đoạn sau: Cơn đau trở lên âm ỉ hơn, thường xảy ra theo định kỳ (khi vừa ngủ dậy hoặc đứng lên), bị sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, lúc này ở khớp người bệnh có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co hoặc duỗi khớp gối, càng vận động bệnh nhân càng đau nhiều.

2. Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp ra sao?

Khi nhận thấy cảm giác bất thường ở khớp, cần đến bác sĩ để được tư vấn ngay lập tức. Thoái hóa khớp thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đau và những dấu hiệu khác.

Trong trường hợp bệnh nhẹ: Bệnh nhân cần sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện… để có thể giảm đau. Lúc đau, người bệnh cần được nghỉ ngơi và tránh cho khớp phải hoạt động quá sức.

Chườm nóng là biện pháp giúp giảm những cơn đau khớp

Trong các trường hợp bệnh nặng: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau hay giãn cơ.

Riêng bản thân người bệnh thoái hóa khớp cần có chế độ kiểm soát cân nặng một cách hợp lý, chế độ luyện tập và điều chỉnh việc ăn uống để bệnh không diễn ra xấu hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ trong giai đoạn này là điều thực sự cần thiết. Người bị thoái hóa khớp cần bổ sung Glucosamine HCL, Chondroitin Sulfate, Boswellia Serrata… có trong viên hỗ trợ xương khớp Mobili Flex để nuôi dưỡng sụn khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp đặc biệt đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp một cách hiệu quả nhất.

Hãy chú ý trong luyện tập cũng như chế độ ăn uống để tình trạng thoái hóa khớp được tiến triển theo chiều hướng tốt nhất. Có như vậy, bệnh thoái hóa khớp sẽ không còn gây rắc rối trong đời sống hàng ngày để bạn được sinh hoạt một cách thoải mái nhất.

Thoan Phạm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin