Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết các loại mỹ phẩm đều có chứa Alcohol hay còn gọi là cồn. Đây là một hợp chất hữu cơ trong hóa học. Trong mỹ phẩm hiện nay, cồn tồn tại dưới hai dạng là cồn béo và cồn khô. Hai thành phần này có nhiều lợi ích trong lĩnh vực làm đẹp. Đồng thời, chúng cũng tiềm ẩn một số rủi ro.
Alcohol dùng để chỉ một nhóm các hợp chất hữu cơ rất đa dạng thường được sử dụng trong mỹ phẩm. Trong các thành phần của mỹ phẩm có hai loại Alcohol là loại cồn biến tính (Alcohol denat) và cồn béo. Hai loại cồn này có tác dụng khác nhau trong việc chăm sóc da mặt.
Cồn biến tính (Alcohol denat)
Những loại cồn biến tính hay gọi là cồn khô là một loại cồn không tốt trong việc chăm sóc da. Các loại cồn này làm cho da của bạn bị mất nước, tạo cảm giác căng da và tổn thương hàng rào bảo vệ da khiến da bị khô và kích ứng.
Một số loại cồn biến tính gồm:
Ethyl Alcohol: Theo FDA, đây còn được gọi là ethanol hoặc rượu ngũ cốc.
Isopropyl Alcohol: Tên thông dụng hơn là cồn tẩy rửa, có nhiều vai trò khác nhau như chất làm se, chất chống tạo bọt hay dung môi.
Methyl Alcohol hoặc Methano.
Benzyl Alcohol: Có sẵn trong trái cây và trà.
Cồn béo
Cồn béo được biết đến như là một loại cồn tốt trong việc chăm sóc da. Không như cồn biến tính, cồn béo không làm khô và không gây kích ứng da. Loại này giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ, giúp da mềm và mịn màng hơn.
Các loại cồn béo được dùng phổ biến trong mỹ phẩm như: Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Myristyl, Stearyl, Butylene Glycol, Propanediol. Những chất này có tác dụng dưỡng ẩm cho da, chúng cũng ngăn dầu và chất lỏng phân tách.
Phần lớn cồn được dùng trong mỹ phẩm là cồn biến tính. Nếu mỹ phẩm chỉ có cồn béo mà không có cồn biến tính thì được cho là mỹ phẩm không chứa cồn.
Ethanol, còn được biết đến như là Alcohol Etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của Alcohol, dễ cháy, không màu, là một trong các Alcohol thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn.
Ethanol là một Alcohol mạch hở với công thức hóa học là C2H6O hay C2H5OH. Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OH thể hiện cacbon ở nhóm metyl (CH3–) liên kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân nhóm chức của Dimetyl ete. Ethanol thường được viết tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hóa học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5) là Et.
Ethanol được sản xuất bằng công nghiệp hóa dầu, thông qua công nghệ hydrat hóa etylen và theo phương pháp sinh học, bằng cách lên men đường hay ngũ cốc với men rượu.
Alcohol ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của não theo nhiều cách. Chất này làm thay đổi màng của các tế bào cũng như các kênh ion, enzyme và thụ thể của chúng. Alcohol cũng liên kết trực tiếp với các thụ thể cho Acetylcholine, Serotonin, GABA và các thụ thể NMDA cho glutamate. Tác dụng an thần của Alcohol được trung gian thông qua liên kết với thụ thể GABA và thụ thể glycine (tiểu đơn vị alpha 1 và alpha 2). Chất này cũng ức chế chức năng thụ thể NMDA. Với vai trò là chất chống nhiễm trùng, ethanol hoạt động như một chất thẩm thấu hoặc khử nước làm phá vỡ sự cân bằng thẩm thấu trên màng tế bào.
Một số công dụng của Alcohol có thể kể đến trong mỹ phẩm như:
Giúp làm mềm, dịu da.
Duy trì độ ẩm cho da mịn màng.
Giúp retinol và vitamin C hấp thụ vào da hiệu quả hơn.
Riêng cồn khô được dùng cho những mục đích như:
Hạn chế tiết dầu, giảm bóng dầu, đem lại sự khô thoáng đối với da nhờn khi dùng cồn khô.
Làm sạch da và không làm bít lỗ chân lông khi dùng cồn khô trong nhiều loại kem dưỡng ẩm, kem cạo râu.
Làm nhẹ kết cấu của các loại mỹ phẩm, khiến các thành phần trong sản phẩm không bị đông vón.
Có tác dụng như một trong những chất bảo quản trong sản phẩm.
Làm cho các chất trong thành phần kem dưỡng ẩm thẩm thấu sâu vào trong da hơn.
Đối với da dầu
Với những người có làn da dầu, nhờn, họ có xu hướng chọn sản phẩm có chứa cồn có trọng lượng phân tử thấp như Ethyl Alcohol để loại bỏ dầu nhanh chóng. Tuy nhiên, những người có làn da nhạy cảm hơn có thể cảm thấy da bị khô hoặc kích ứng khi dùng sản phẩm loại này.
Đối với da khô
Những người có làn da khô nên tìm kiếm các sản phẩm chứa cồn có trọng lượng phân tử cao hơn mang lại cảm giác dưỡng ẩm tốt hơn như Cetyl và Stearyl.
Đối với da nhạy cảm
Những người có làn da nhạy cảm, đặc biệt là những người bị bệnh chàm, nên thận trọng khi dùng mỹ phẩm có chứa bất cứ các loại cồn nào. Họ có thể thấy rằng ngay cả những loại Alcohol có trọng lượng phân tử cao, giữ ẩm tốt cũng gây khó chịu. Trong trường hợp đó, chuyên gia khuyên bạn nên dùng Vaseline hoặc Aquaphor.
Cách phổ biến để nhận biết mỹ phẩm có phù hợp với da bạn hay không là dùng thử một ít trên tay để xem có bị kích ứng không.
Cồn khô được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc móng, tóc và da, sữa tắm, xà phòng, sản phẩm có chất tẩy rửa.
Cồn béo có thể được tìm thấy trong dầu dưỡng tóc, phấn nền, trang điểm mắt, chất làm ẩm da và sữa rửa mặt.
Alcohol trong mỹ phẩm với nồng độ thấp giúp loại bỏ bụi bẩn trên da dễ hơn và làm khô dầu nên tạo cảm giác khô thoáng. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều loại mỹ phẩm có chứa cồn, nồng độ cồn trong loại mỹ phẩm đó cao thì có thể gây ra nhiều tác hại.
Mặc dù có thể bay hơi nhanh khi ra môi trường, nhưng ngay khi vừa tiếp xúc với da sẽ tạo ra một loạt các phản ứng gây hại cho hàng rào bảo vệ của cơ thể.
Do cồn làm phá vỡ hàng rào bảo vệ trên da nên về lâu dài nhiều thành phần có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể, khiến chúng ta có nguy cơ bị nhiễm các loại hóa chất độc hại trong sản phẩm.
Đối với làn da khô, cồn là một tác nhân làm nghiêm trọng thêm tình trạng khô da, làm cho da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Với làn da nhạy cảm, cồn không tốt vì có thể gây ra phát ban trên da khi sử dụng.
Cồn có lợi cho các loại da dầu. Tuy nhiên cồn chỉ có lợi khi sử dụng một lượng thấp. Còn nếu sử dụng lâu dài cồn có thể kích thích sản xuất dầu ở tuyến bã, cuối cùng lại phản tác dụng làm tăng tiết dầu trên da.
Đối với da mụn, việc sử dụng cồn trên da có thể sát khuẩn làm giảm tình trạng viêm trên da. Tuy nhiên, do cồn làm phá vỡ hàng rào bảo vệ trên da nên có thể làm cho tình trạng mụn xấu hơn.
Sản phẩm có chứa cồn rất không tốt cho làn da nếu sử dụng lâu dài với nồng độ cao.
Hiện nay có khá nhiều hãng mỹ phẩm không ghi chính xác thành phần cồn trên bao bì. Để biết cồn trong mỹ phẩm có lợi hay gây hại cho da, hãy dựa vào thứ tự giới thiệu thành phần. Nếu các loại cồn khô xuất hiện trong 6 thành phần đầu tiên có nghĩa là chúng chứa tỷ trọng khá lớn. Đặc biệt, nếu cồn khô được liệt kê đầu tiên có nghĩa là sản phẩm có nồng độ cồn này rất cao dễ gây phá hủy collagen. Tốt nhất bạn nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng. Chúng ta vẫn nên mua và sử dụng sản phẩm với thành phần cồn khô liệt kê phía cuối. Da nhạy cảm nên dùng mỹ phẩm không cồn (alcohol-free).
Ngoài ra, một số loại mỹ phẩm có ghi rõ thành phần chiếm bao nhiêu % cồn, bạn có thể dựa vào số % ghi trên bao bì để xác định lượng cồn đó ở nồng độ cao hay thấp ( >50% được xác định là nồng độ cồn cao).
Khi nồng độ cồn từ 5% trở xuống sẽ không ảnh hưởng xấu đến da vì nó bay hơi hoàn toàn khi sản phẩm được thoa lên da, giúp loại bỏ nguy cơ da bị khô.
Nồng độ cồn trong mỹ phẩm có tác dụng gì? | Vinmec
5 Surprising Truths About the Alcohol in Your Skin-Care Products | SELF
Ethanol: Uses, Interactions, Mechanism of Action | DrugBank Online