Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Bạch giới tử

Bạch Giới Tử: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

09/04/2023
Kích thước chữ

Bạch giới tử là loại cây thảo sống hằng năm, được trồng ở khắp các nơi ở Việt Nam nhưng thường được sử dụng chủ yếu làm thức ăn. Vì vậy, ở nước ta vị thuốc Bạch giới tử thường được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Bạch giới tử.

Tên khác: Hồ giới; Thục giới; Hạt cải trắng; Bạch lạt tử…

Tên khoa học: Semen Sinapis albae. Họ Cải (Brassicaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Loại cây thảo có thân màu xanh lục, sống hàng năm. Lá đơn, mọc so le và có cuống. Cụm hoa của Bạch giới mọc thành chùm, hoa lưỡng tính, có 4 lá dài và 4 cánh hoa tạo hình chữ thập. Hoa có 6 nhị ( gồm 4 chiếc dài và 2 chiếc ngắn). Nhị hoa gồm 2 tâm có bầu thường tạo 2 ô do một vách giả ngăn đôi.

Quả của Bạch giới tử có mỏ dài thuộc loại cải có lông, có 4 đến 6 hạt nhỏ màu vàng nâu với vân hình mạng rất nhỏ.

Bạch giới tử nếu dùng làm thuốc thì nên chọn những hạt mập chắc, to bằng đầu bút bị, già chín, đều nhau, có màu vàng ngà, nhiều dầu và không mốc mọt.

bạch giới tử
Cây Bạch giới tử

Phân bố, thu hái, chế biến

Bạch giới tử được thu hoạch vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Hái quả chín đem phơi cho nứt vỏ ngoài rồi lấy hạt bên trong mang phơi hoặc sấy đến khi khô.

Các cách sơ chế:

  • Bạch giới tử sống: Đem loại tạp chất, giã vụn khi dùng.

  • Bạch giới tử sao: Hạt Bạch giới tử sạch, đem sao nhỏ lửa đến khi hạt chuyển màu vàng sẫm, có mùi thơm cay bốc lên, lấy ra để nguội, giã vụn khi dùng.

Bộ phận sử dụng

Hạt Bạch giới tử được dùng để ăn, ép dầu hay làm thuốc.

Dùng làm thuốc thì nên chọn những hạt mập chắc, to bằng đầu bút bi, già chín, đều nhau, có màu vàng ngà, nhiều dầu và không mốc mọt.. Hạt nên lấy ở những quả đã chín, đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ nhỏ hơn 50°C để giữ các men có tác dụng.

Bạch giới tử hạt có hình cầu, đường kính khoảng 0,16cm, 100 hạt nặng khoảng 0,2g. Vỏ ngoài của hạt có màu trắng vàng hoặc màu trắng tro khá cứng, mỏng và bóng với vân hình mạng rất nhỏ, rốn của hạt có hình chấm nhỏ, nhìn khá rõ. Hạt khô chắc, ngâm nước nở to ra. Khi cắt hạt Bạch giới tử ra nhìn thấy có lá mầm gấp nếp, màu trắng, có dầu, không màu, vị hăng cay.

dược liệu bạch giới tử
Bạch giới tử có nhiều tác dụng chữa bệnh

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học của Bạch giới tử gồm: Glucosinolate, sinalbin, sinapine, lysine, arginine, histidine.

hạt bạch giới tử
Hạt Bạch giới tử

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Bạch giới tử có vị cay, tính ôn. Quy kinh vào kinh Can, Phế và Vị.

Có tác dụng: Lợi khí, thông đờm, ôn trung, tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống.

Theo y học hiện đại

Men Myroxin sau khi thủy phân sinh ra dầu giới tử có tác dụng kích thích nhẹ niêm mạc bao tử dẫn đến tăng tiết dịch khí quản, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho.

Phòng ngừa và ức chế các hoạt động của nấm ngoài da.

Tác dụng hạ sốt, lợi tiểu nhẹ, an thần, giảm đau và không ảnh hưởng đến hô hấp, huyết áp.

bạch giới tử chữa ho
Bạch giới tử có tác dụng chữa ho

Liều dùng & cách dùng

Dùng uống: 1g đến 12g ở dạng thuốc sắc (Không nên sắc thuốc quá lâu vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc).

Nếu dùng ngoài da thì liều lượng tùy ý.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa viêm phế quản cấp hoặc mạn ở trẻ em:

Bạch giới tử 100g đem tán bột, mỗi lần dùng 1/3 cho thêm 90g bột Mì trắng, thêm nước làm thành bánh. Đắp vào lưng trẻ trước khi ngủ, bỏ đi vào sáng hôm sau, dùng 2 – 3 lần cho hiệu quả rõ rệt.

Chữa ho suyễn khó thở, đàm nhiều loãng:

Bạch giới tử 3g, Tô tử và La bạc tử mỗi vị 10g đem sắc uống.

Chữa nhọt sưng độc mới phát:

Bạch giới tử đem tán bột, trộn với giấm đắp vào vết nhọt sưng.

Lưu ý

Thuốc không nên sắc lâu vì làm giảm tác dụng.

Dùng liều lượng lớn dễ gây tiêu chảy. Vì thuốc tiếp xúc với nước sinh ra Hydroxide lưu huỳnh gây kích thích ruột dẫn đến tăng nhu động ruột.

Kiêng kỵ:

Phế hư hay ho khan không nên dùng.

Tiêu chảy, dị ứng da.

Nguồn tham khảo