Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược chất/
  3. Diiodohydroxyquinoline

Diiodohydroxyquinoline: Thuốc điều trị bệnh amip

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Diiodohydroxyquinoline (iodoquinon).

Loại thuốc

Thuốc điều trị bệnh amip.

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Thuốc bôi dạng gel nồng độ 1,25%.
  • Viên nén: 210 mg, 650 mg.
  • Viên nén đặt âm đạo dang phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (100 MG) + Benzalkonium (7 mg) + Nystatin (100000 IU).
  • Thuốc đạn đặt âm đạo dạng phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (75 mg / sup) + Sulfadiazine (400 mg / sup) + Axit undecylenic (50 mg / sup).
  • Viên nén dạng phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (250 mg) + Furazolidone (50 mg) + Kaolin (250 mg) + Neomycin sulfate (50 mg) + Phthalylsulfathiazole (250 mg).
  • Kem dạng phối hợp: Diiodohydroxyquinoline (2%) + Sulfadiazine (8%) + Axit undecylenic (1%).

Chỉ định

  • Kết hợp với hydrocortisone để điều trị tại chỗ các bệnh da liễu bán cấp và mãn tính.
  • Kiểm soát bệnh viêm da tiết bã ở da đầu.
  • Điều trị bệnh giun chỉ do Entamoeba histolytica.
  • Lựa chọn thay thế Tetracycline trong điều trị bệnh Balantidiasis do Balantidium coli gây ra.
  • Điều trị nhiễm trùng do Blastocystis hominis, Dientamoeba fragilis.

Dược lực học

Diiodohydroxyquinoline là một chất diệt amib, hoạt động chủ yếu trong lòng ruột. Cơ chế hoạt động chính xác chưa được biết.

Diệt khuẩn chống lại Entamoeba histolytica. Hoạt động chống lại cả hai dạng hoạt động và không hoạt động (đóng nang). Việc loại bỏ dạng u nang có thể là kết quả của sự phá hủy các sinh vật sống.

Động lực học

Hấp thu

Diiodohydroxyquinoline hấp thu kém qua đường tiêu hóa.

Một số hấp thu toàn thân có thể xảy ra vì đã có báo cáo về việc tăng nồng độ iốt trong máu.

Chưa biết sự hấp thụ qua da của diiodohydroxyquinoline. Tuy nhiên, các dẫn xuất hydroxyquinoline halogen hóa khác được hấp thu toàn thân sau khi bôi lên da.

Phân bố

Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng thuốc diiodohydroxyquinoline được phân phối vào các mô. Iốt tự do xuất hiện trong nước tiểu.

Chuyển hóa

Phần hấp thu được liên hợp với glucuronid và sulfat.

Thải trừ

Thuốc không hấp thu được thải trừ qua phân. Các liên hợp glucuronid và sulfat của iodoquinol được thải trừ qua nước tiểu.

Tương tác thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Sử dụng diiodohydroxyquinoline cùng với tocilizumab có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, đây là tác dụng phụ tiềm ẩn của cả hai loại thuốc.

Tương tác khác

Thử nghiệm, phenylketon niệu (clorua sắt): Có thể tạo ra kết quả dương tính giả khi thuốc có trong nước tiểu hoặc tã lót.

Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Cho phép thực hiện các xét nghiệm sau ít nhất 1 tháng kể từ khi ngừng điều trị bằng diiodohydroxyquinoline bôi.

Chống chỉ định

Diiodohydroxyquinoline chống chỉ định với các trường hợp:

  • Quá mẫn với iốt và 8-hydroxyquinolines.
  • Bệnh gan.

Liều lượng & cách dùng

Liều dùng Diiodohydroxyquinoline

Người lớn

Thuốc uống:

Liều 630 hoặc 650 miligam (mg) 3 lần một ngày trong 20 ngày.

Thuốc bôi:

Bôi thuốc lên vùng da bị tác động 3-4 lần/ ngày.

Trẻ em

Thuốc uống:

Liều thông thường là 10 đến 13,3 mg/ kg (kg) (4,5 đến 6 mg mỗi pound) trọng lượng cơ thể 3 lần một ngày trong 20 ngày.

Thuốc bôi:

Trẻ ≥ 12 tuổi: bôi thuốc lên vùng da bị tác động 3-4 lần/ ngày.

Cách dùng Diiodohydroxyquinoline

Thuốc uống:

Uống sau bữa ăn để giảm khó chịu ở dạ dày, có thể nghiền nát và trộn với một lượng nhỏ nước sốt táo hoặc siro sô-cô-la.

Thuốc bôi:

Chỉ sử dụng trên da. Tránh xa miệng, mũi và mắt.

Rửa tay trước và sau khi sử dụng.

Không sử dụng vật liệu che phủ (băng, trang điểm).

Không sử dụng trên các vùng da rộng trong thời gian dài.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng.

Ít gặp

Sốt, ớn lạnh, phát ban da, ngứa, sưng cổ.

Hiếm gặp

Đau đầu, ngứa hậu môn.

Không xác định tần suất (nếu có)

Khi sử dụng liều cao diiodohydroxyquinoline trong thời gian dài, đặc biệt là ở trẻ em: Teo dây thần kinh thị giác, nhìn mờ, giảm thị lực, đau mắt; run, đau cơ, tê, ngứa, đau ở bàn tay bàn chân.

Thuốc bôi: Kích ứng, ngứa, phát ban, da đỏ, sưng, phồng rộp, hoặc bong tróc có hoặc không kèm theo sốt; thở khò khè, tức ngực; khó thở, nuốt hoặc nói chuyện; khàn giọng bất thường; sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.

Lưu ý

Lưu ý chung

Thuốc uống:

Liều lượng cao, kéo dài của 8-hydroxyquinolines được halogen hóa đã dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác, teo thị giác và bệnh thần kinh ngoại vi.

Ngừng nếu phản ứng quá mẫn xảy ra.

Thuốc bôi:

Kích ứng cục bộ có thể xảy ra.

Có thể làm ố da và vải.

Có thể phát triển quá mức các sinh vật không nhạy cảm với liệu pháp kéo dài.

Các tác dụng toàn thân có thể xảy ra khi dùng kết hợp chế phẩm chứa hydrocortisone trên các vùng da rộng của cơ thể hoặc với băng kín.

Trẻ em có thể dễ bị tác dụng phụ toàn thân hơn.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Không sử dụng diiodohydroxyquinoline cho phụ nữ có thai trừ khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Không có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Nhìn mờ, giảm thị lực là một trong những tác dụng không mong muốn của thuốc diiodohydroxyquinoline, bệnh nhân cần được lưu ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Quá liều

Quá liều Diiodohydroxyquinoline và xử trí

Quá liều và độc tính

Không có báo cáo.

Cách xử lý khi quá liều

Không có báo cáo.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nguồn tham khảo