Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Ích trí (Quả)

Cây Ích trí: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Cây Ích trí thuộc Chi Alpinia Roxb. Công dụng: Ích trí nhân làm ấm thận, cầm tiêu chảy, trị nôn ói, di mộng tinh, đái đục, đái dầm, dùng cho người già hay tiểu đêm và có tác dụng làm bổ dạ dày.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Riềng lá nhọn, Ích trí, Riềng thuốc, Ích trí nhân

Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Đặc điểm tự nhiên

Ích trí là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao từ 1 đến 3m. Thân rễ mọc bò ngang. Thân khí sinh mảnh.

Lá hình mũi mác mọc so le, dài từ 17 đến 33 cm, rộng từ 3 đến 6 cm. Cụm hoa mọc thành chùm tận cùng; đài hoa hình trụ có lông, chia làm 3 răng; tràng hoa có ống dài khoảng 1 cm với ba cánh hình bầu dục, màu trắng với các đốm đỏ ở giữa.

Quả nang có hình trứng hoặc trứng thuôn, cũng có thể có hình cầu với nhiều nếp nhăn dọc, đầu hình mũi nhọn, có màu hồng hoặc đỏ khi chin. Hạt có cạnh màu nâu đen, đầu tù.

Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.

Thời kỳ ra hoa: Tháng 3 – 5, đậu quả: Tháng 6 – 9.

Ích trí
Ích trí

Phân bố, thu hái, chế biến

Trên thế giới có khoảng 230 loài thuộc chi Alpinia Roxb., phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có thể có ở Australia và các đảo lớn ở Thái Bình Dương. Việt Nam có 27 loài thuộc chi này bao gồm cả một loài mới cho khoa học và 4 loài khác mới được bổ sung cho Việt Nam [Nguyễn Quốc Bình, 2005; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, tập III].

Mọi thông tin sinh học khác cần nghiên cứu thêm. Loài có tên Ích trí không được đề cập cụ thể về nơi phân bố, chỉ nói chung chung có ở Nam Bộ? và trên thế giới là ở Trung Quốc( Quảng Đông, Quảng Tây).

Bộ phận sử dụng

Quả chín đã phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong Ích trí có chừng 0,7% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là tecpen, sesquitecpen và sesquitecpenancola.

Hệ dược thuộc viện y học Bắc Kinh phát hiện Ích trí chứa 1,71% saponin vào năm 1958.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị của Ích trí theo đông y là vị cay, ôn giúp làm ấm thận, trị tiêu chảy, đái dầm, mộng tinh và là bổ dạ dày.

Ích trí chữa bệnh tiêu chảy
Ích trí có tác dụng trị tiêu chảy

Theo y học hiện đại

Cấu trúc của các diarylpeptanoid là yakuchinon A và B và oxyphyllacinol trong thân và rễ Ích trí giống với curcumin đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển khối u trong mô hình thực nghiệm. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy điều trị tại chỗ với cao chiết methanol Ích trí cải thiện có ý nghĩa sự phát triển ung thư da cũng như viêm phù tại. Ích trí có khả năng có hoạt tính hoá dự phòng và chống tạo u trên nhiều nghiên cứu khác nhau.

Dạng cao nước của Ích trí được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ trên tế bào thần kinh đối với tác dụng độc hại trên tế bào thần kinh và thương tổn do thiếu máu cục bộ.

Ngoài ra, khi được thử nghiệm về tác dụng chống loét của cao chiết ethanol Ích trí cho thấy ở liều uống 50 mg/kg, cao chiết ức chế có ý nghĩa tổn thương dạ dày do acid hydrocloric/ethanol gây ra ở chuột cống trắng với tỷ lệ 57%.

Liều dùng & cách dùng

Ích trí được dùng chữa bệnh tiểu nhiều, tiểu đêm ở người lớn tuổi, đái dầm, đái đục, di mộng tinh, xích bạch đới. ngoài ra Ích trí còn được dùng để trị tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ mạn tính, Dùng dưới dạng thuốc sắc với lượng 10 - 20g/ngày [Bộ Y tế, 1972: 651 – 652; Đỗ Tất Lợi, 1999: 406 – 407].

Bài thuốc kinh nghiệm

Ban đêm đi tiểu nhiều lần

Số 20 hạt Ích trí với 200 ml nước và một ít muối, uống trước khi đi ngủ [Đỗ Tất Lợi, 1999: 406 – 407].

Cắt nhỏ, đập giập Ích trí, ô dược mỗi loại 20g rồi sắc với 300 ml nước, uống trước khi đi ngủ.

Điều trị ăn uống kém, tiêu chảy kéo dài, đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm và gần sáng

12g Ích trí, 30g nam mộc hương, 8g mỗi loại can khương, trần bì, ô mai cùng với 300ml nước đun sôi trong 3 phút, đậy kín và hăm, để nguội rồi uống làm 2 lần trong ngày [Bộ Y tế, 1972: 651 – 652].

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng Ích trí:

  • Kiêng dùng đối với người âm hư và can dương vượng.
  • Phụ nữ có thai không tự ý sử dụng.
Nguồn tham khảo