Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Magnesium citrate.
Loại thuốc
Khoáng chất.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 97 mg, 100 mg, 200 mg, 300 mg.
Dung dịch uống: 290 mg/5ml.
Điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu magiê ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 12 tuổi.
Nhóm dược lý: Khoáng chất, magie citrate.
Mã ATC: A12CC04
Magne là đồng yếu tố trong > 300 phản ứng enzym. Nó hoạt động như một đồng yếu tố cần thiết cho tất cả các enzym liên kết ATP.
Magne đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng nội môi điện giải tế bào và ổn định màng thần kinh cơ.
Magne có liên quan đến những chất sau:
Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ và ổn định các phospholipid của màng tế bào.
Magine hoạt động như một chất đối kháng caci sinh lý và do đó điều chỉnh sự co bóp của tim và ổn định nhịp tim. Thiếu magne đã được chứng minh là dẫn đến các rối loạn tim mạch như rối loạn nhịp tim, có thể được biểu hiện bằng nhịp tim nhanh, nhịp sớm hoặc nhịp tim hoàn toàn không đều (rung tim).
Tình trạng nồng độ magne thấp dẫn đến co mạch động mạch và kết tập tiểu cầu. Bệnh nhân đau nửa đầu thường có mức magne thấp, do đó, thiếu magne đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của chứng đau nửa đầu.
Sự hấp thụ ở ruột không tỷ lệ thuận với lượng magne mà phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ magne huyết. Nồng độ magne càng thấp, càng nhiều cation được hấp thụ trong ruột.
Magne được hấp thu chậm và không hoàn toàn - chủ yếu ở ruột non. Phần không hấp thụ được có thể tạo ra tác dụng nhuận tràng.
Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được sau 4 - 7 giờ. Sau 6 giờ, khoảng 80% magne được hấp thu.
Magne là cation hóa trị hai nội bào chính, và hàm lượng trong cơ thể người trưởng thành bình thường là khoảng 22,6g. Khoảng 60% magne có trong xương, trong đó 30% có thể trao đổi và có chức năng như một bể chứa để ổn định nồng độ trong huyết thanh. Khoảng 20% nằm trong cơ xương, 19% trong các mô mềm khác và dưới 1% trong dịch ngoại bào.
Sau khi uống, sự phân bố magne trong cơ thể phụ thuộc vào trạng thái bão hoà của mức magne trong từng trường hợp cụ thể.
Nồng độ magne trong huyết thanh có thể thay đổi trong ngày. Tăng kích thích thần kinh cơ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt magne.
Hoạt chất magnesium citrate dễ dàng phân ly thành các ion magne và citrate trong dung dịch nước. Những thành phần này là cấu tạo tự nhiên của cơ thể con người.
Magne được bài tiết chủ yếu qua thận bằng quá trình lọc ở cầu thận. Trong điều kiện bình thường, 3 - 5% lượng ion được lọc (2 - 4 mM mỗi ngày) được bài tiết qua nước tiểu. Sự bài tiết magne ở thận được tăng lên trong quá trình bài niệu do glucose, amoni clorua, furosemide, acid ethacrynic, và các chất hữu cơ.
Vì magne và các sản phẩm thuốc khác có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhau, nên thường phải dùng các thuốc cách nhau từ 2 - 3 giờ nếu có thể.
Các thuốc cần phải lưu ý bao gồm:
Xenluloza natri photphat; edetate dinatri: Sử dụng đồng thời với các chất bổ sung magne có thể dẫn đến tạo phức magne. Bệnh nhân không nên uống magne trong vòng 1 giờ sau khi dùng cellulose natri phosphat hoặc edentate dinatri.
Fluorid và tetracyclin: Nếu phải sử dụng, các liều cần cách nhau từ 2 - 3 giờ hoặc hơn.
Aminoquinolines, quinidine và các dẫn xuất quinidine, nitrofurantoin, penicillamine, sắt, bisphosphonates, eltrombopag, nitroxoline: Để tránh giảm hấp thu, nên dùng các chế phẩm magne từ 3 - 4 giờ trước hoặc sau khi dùng các thuốc đó.
Cân bằng nội môi magne bị ảnh hưởng bởi thuốc
Do sự mất magne tăng lên, có thể cần điều chỉnh liều lượng magne khi dùng các chất sau:
Thuốc lợi tiểu (ví dụ: Thiazide, furosemide) được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng huyết áp, suy tim và các bệnh thận. Chúng làm tăng lượng nước tiểu kèm theo tăng magne niệu có thể dẫn đến hạ magne huyết.
Thuốc đối kháng thụ thể EGF (ví dụ: Cetuximab, erlotinib, panitumumab). Vì EGF là một hormone hướng magne, nên việc điều trị bằng thuốc đối kháng thụ thể EGF có thể dẫn đến hạ magne máu nghiêm trọng.
Thuốc chẹn VEGF bevacizumab là một kháng thể IgG1 từ người, liên kết và ức chế hoạt động của VEGF. Hạ magne máu được ghi nhận là một phản ứng có hại rất phổ biến liên quan đến việc dùng thuốc bevacizumab.
Thuốc ức chế PD-1 nivolumab là một kháng thể đơn dòng IgG4 chống PD-1 của người hoạt động như một chất ức chế điểm kiểm soát cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư. Điều trị bằng nivolumab có thể dẫn đến rối loạn điều hòa chuyển hóa magne.
Điều trị lâu dài bằng thuốc ức chế bơm proton (ví dụ: Omeprazole, esomeprazole, lansoprazole và pantoprazole) có liên quan đến hạ magne máu nghiêm trọng, có thể do rối loạn hấp thu.
Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside (ví dụ: Gentamycin, tobramycin và amikacin) được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy rằng ở 25% bệnh nhân, hạ magne máu xảy ra do mất magie qua thận.
Foscarnet là một chất tương tự pyrophosphat ức chế nhiều DNA polymerase của virus. Hạ magne máu là một trong những tác dụng phụ khi điều trị bằng foscarnet vì đây là một loại thuốc gây tăng thanh thải của các cation hóa trị hai. Các chất ức chế DNA polymerase khác của virus bao gồm pentamidine, rapamycin và amphotericin B.
Thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ: Ciclosporin A và tacrolimus) làm tăng sự mất magne qua thận.
Các tác nhân hóa trị liệu (ví dụ: Cisplatin và carboplatin) có thể dẫn đến hạ magne máu - một tác dụng phụ được công nhận của hóa trị liệu và xảy ra do độc tính trên ống thận.
Cân bằng nội môi magne bị ảnh hưởng bởi bệnh lý đi kèm
Việc đào thải magne qua nước tiểu quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm nồng độ magne huyết thanh. Bài niệu thẩm thấu do glucose niệu có thể làm giảm magne máu, do đó, những người mắc bệnh đái tháo đường có nhu cầu magne tăng lên.
Quá mẫn với hoạt chất magnesium citrate.
Suy thận nặng (mức lọc cầu thận < 30 ml/phút).
Thuốc dùng đường uống. Uống magnesium citrate khi bụng đói, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.
Dùng thuốc này với một ly nước đầy.
Thời gian điều trị: Thời gian sử dụng magnesium citrate sẽ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân.
Nên theo dõi đều đặn nồng độ magie huyết thanh, ví dụ như 3 - 6 tháng/lần, đặc biệt ở trẻ em và bệnh nhân suy thận.
Người lớn (> 18 tuổi):
Liều khuyến cáo hàng ngày cho người lớn (> 18 tuổi) là 12 - 24 mmol magne, ví dụ: 1 - 2 viên x 3 lần/ngày (tương đương 291,6 - 583,2 mg magne hoặc 12 - 24 mmol magn mỗi ngày).
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Không được khuyến cáo chỉ định thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi vì tính an toàn và hiệu quả ở đối tượng này vẫn chưa được xác định.
Trẻ em và thanh thiếu niên (12 - 18 tuổi):
Liều khuyến cáo hàng ngày cho trẻ em (12 - 18 tuổi) và thanh thiếu niên là 12 mmol magne, ví dụ: 1 viên x 3 lần/ngày (tương đương 291,6 mg magne hoặc 12 mmol magne mỗi ngày).
Người cao tuổi:
Vì bệnh nhân lớn tuổi có thể bị suy giảm chức năng thận, có thể phải điều chỉnh liều tùy theo tình trạng chức năng thận của họ.
Những bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt viên nén tốt nhất nên dùng dung dịch uống.
Bệnh nhân suy thận:
Chống chỉ định magnesium ở bệnh nhân suy thận nặng.
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ - trung bình.
Phân mềm hoặc tiêu chảy sau khi dùng liều cao, đau quặn bụng, mất cân bằng điện giải, tăng nồng độ magne trong máu (tăng magne huyết), đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa.
Chưa có thông tin.
Mệt mỏi nếu sử dụng lâu dài.
Nếu xảy ra tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như tiêu chảy, nên tạm thời ngưng điều trị và có thể bắt đầu lại sau khi các triệu chứng đã cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn.
Trong trường hợp được chẩn đoán là thiếu magne, nên kiểm tra đồng thời hạ calci máu và hạ kali máu vì đây là những tình trạng thứ phát, theo sau hạ magne huyết.
Thận trọng khi kê đơn magnesium citrate cho bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền tim.
Không dùng magnesium citrate đường uống để điều trị đầu tay cho những bệnh nhân bị hạ magne máu có triệu chứng nghiêm trọng hoặc nồng độ huyết thanh < 0,4 mmol/L, cần chỉ định magne tiêm tĩnh mạch. Tùy thuộc vào phác đồ điều trị tại chỗ, điều trị magne đường uống có thể bắt đầu khi nồng độ magne huyết thanh tăng trên 0,4 mmol/L hoặc khi các triệu chứng cấp tính của hạ magne máu đã hết.
Sinh khả dụng của các chế phẩm magne có thể khác nhau, do đó cần thận trọng khi chuyển đổi giữa các chế phẩm magne để đảm bảo khả năng dung nạp và hiệu quả điều trị tương đương.
Đái tháo đường thường liên quan đến giảm magne. Các tình trạng nội tiết liên quan khác có thể liên quan đến hạ magne máu, bao gồm cường giáp và cường aldosteron, những tình trạng này nên được xem xét và loại trừ.
Các nghiên cứu ở phụ nữ mang thai trên 16 tuần tuổi không phát hiện độc tính dị tật hoặc độc tính đối với thai nhi/ trẻ sơ sinh của magne.
Có thể sử dụng magnesium citrate trong thời kỳ mang thai nếu cần thiết về mặt lâm sàng.
Nên tránh sử dụng đồng thời kháng sinh nhóm aminoglycosid trong thời kỳ này, vì có thể tương tác.
Có thể sử dụng magnesium citrate trong thời kỳ cho con bú. Magnesium citrate và các chất chuyển hóa được bài tiết qua sữa mẹ, nhưng ở liều điều trị của thuốc không có tác dụng nào đối với trẻ sơ sinh/ trẻ bú sữa mẹ.
Magnesium citrate không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.
Quá liều và độc tính
Trong trường hợp chức năng thận còn nguyên vẹn, bệnh nhân thường không bị nhiễm độc magne do uống quá liều. Chỉ trong trường hợp suy thận nghiêm trọng, sự tích tụ magne mới có thể phát sinh kết hợp với biểu hiện nhiễm độc.
Nói chung, nồng độ magne trong huyết tương lên đến 2 mmol/l được dung nạp tốt.
Các triệu chứng nhiễm độc: Giảm huyết áp, buồn nôn, nôn, giảm khả năng đọc, buồn ngủ, thay đổi điện tâm đồ, ức chế hô hấp và ngừng tim.
Cách xử lý khi quá liều
Tiêm tĩnh mạch calci và tiêm tĩnh mạch chậm neostigmine methylsulfate.
Tiêm tĩnh mạch và uống dung dịch natri clorid đẳng trương; hỗ trợ thông khí và tuần hoàn.
Khi bệnh nhân suy thận có thể dùng phương pháp thẩm tách máu để hạ nồng độ magne huyết thanh.
Vì chỉ sử dụng magnesium citrate khi cần thiết, có thể không cần theo lịch trình dùng thuốc. Tuy nhiên, hãy sử dụng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian cho liều dự kiến tiếp theo. Không dùng gấp đôi để bù lại liều đã quên.
1. EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12118/smpc
2. Drugs.com: https://www.drugs.com/mtm/magnesium-citrate.html
3. RXlist: https://www.rxlist.com/consumer_magnesium_citrate/drugs-condition.htm