Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Móng quỷ (Rễ)

Móng quỷ (rễ): Loài thảo dược hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, trị xương khớp

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Móng quỷ hay còn gọi là vuốt quỷ, có tên khoa học là Harpagophytum procumbens, thuộc họ vừng (Pedaliaceae). Cây Móng quỷ có nguồn gốc từ Nam Phi và được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị thấp khớp, viêm khớp, viêm và rối loạn dạ dày. Hiện nay các chế phẩm từ rễ cây Móng quỷ được sử dụng với mục đích kháng viêm và giảm đau.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây móng quỷ, cây vuốt quỷ, cây mỏ neo, nhện gỗ.

Tên khác: Devil's Claw.

Tên khoa học: Harpagophytum Procumbens thuộc họ vừng (Pedaliaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Móng quỷ là cây thân thảo lâu năm, có củ với thân leo mọc hàng năm, với phần thân cây mọc bò trên mặt đất. Thân cây phát triển từ một củ sơ cấp dai dẳng và một số củ thứ cấp phát triển từ củ sơ cấp ở phần cuối của rễ thịt. Lá của móng quỷ dày và có xẻ thùy, hoa của chúng có màu hồng, tím hoặc đỏ, hình loa kèn, bên trong bầu hoa có màu vàng.

Loại cây này được đặt tên khoa học và thông dụng từ các gai có móc của thân gỗ của nó. Quả trưởng thành mở ra từ từ, do đó, trong một năm nhất định, chỉ 20 - 25% hạt của nó có thể tiếp xúc với đất. Hạt có khả năng ngủ đông cao. Chúng có tốc độ hô hấp thấp và có thể tồn tại trong ngân hàng hạt giống hơn 20 năm. Móng quỷ sinh sản bằng hình thức phát tán hạt trong môi trường tự nhiên, những móc nhọn ở quả của móng quỷ sẽ bám vào lông động vật, lá hoặc cành cây để phát hạt tán ra môi trường. Mỗi năm số lượng hạt giống được phát tán ra ngoài ước tính chỉ vào khoảng 20 - 25%.

móng quỷ
Hoa của cây Móng quỷ

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây móng quỷ đã tồn tại trong tự nhiên ở châu Phi từ hàng ngàn năm trước công nguyên.

Mãi đến sau này, vào những năm cuối thế kỷ 18, lần đầu tiên các nhà khoa học đến từ châu Âu mới phát hiện ra loài thảo dược vô cùng quý hiếm này. Cây móng quỷ có thể sinh trưởng tốt trên sa mạc với khí hậu khắc nghiệt và thảm thực vật thưa thớt, ở những nơi đất cát, hoang vu và không có cây cối. Cây móng quỷ chủ yếu được tìm thấy ở các vùng phía đông và đông nam của Namibia, Nam Botswana và vùng Kalahari của Northern Cape, Nam Phi. H. zeyheri được tìm thấy ở các phần phía bắc của Namibia và phía nam Angola. Tại Việt Nam thì chưa ghi nhận nơi nào có cây móng quỷ mọc tự nhiên.

Người ta thu hoạch các rễ con của cây móng quỷ khi có tuổi thọ từ 4 năm tuổi trở lên và được thu hái tối ưu vào tháng 3, tháng 4 hàng năm ngay khi mùa mưa kết thúc và bắt đầu mùa khô cằn của năm.

Bộ phận sử dụng

Rễ củ.

Thành phần hoá học

Móng quỷ được biết là loại thảo dược đa dạng trong thành phần hóa học. Cây móng quỷ có chứa các glycosides iridoid: Harpagosides, harpagide, procumbide…Trong đó harpagosides chiếm hoạt chất có nồng độ cao nhất. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong cây móng quỷ một loại sterol là Beta sitosterol.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, rễ cây móng quỷ không có mùi, vị đắng. Rễ phơi khô được sử dụng với mục đích giảm viêm, giảm đau. Chiết xuất loài này đã từng được sử dụng lâu đời để trị sốt, thấp khớp, chứng thèm ăn, viêm khớp, viêm và rối loạn dạ dày.

móng quỷ 2
Rễ móng quỷ phơi khô được sử dụng với mục đích kháng viêm, giảm đau.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy rằng móng quỷ có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau, chống loãng xương, ức chế sự thèm ăn.

Harpagide, một iridoid glycoside được phân lập từ cây móng quỷ, là thành phần có tác dụng kháng viêm của loài thảo mộc này. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự sản sinh các Cytokine viêm.

Harpagide còn có thể ngăn ngừa loãng xương thông qua điều hòa kích thích biệt hóa nguyên bào xương và ức chế sự hình thành tế bào tủy xương ở chuột. Các nghiên cứu về cơ chế giảm đau chính của móng quỷ cho thấy sự tham gia có sự tham gia của hệ thống đóng vai trò trong quá trình xử lý cảm giác trong cơn đau do viêm gây ra bởi Cargaeenan. Cây Móng quỷ có tác dụng chống oxy hóa bằng cách loại bỏ Superoxide và Peroxyl theo cách phụ thuộc liều lượng.

Beta sitosterol, một loại sterol được tìm thấy trong cây Móng quỷ, có tác dụng chống ung thư tuy nhiên người ta chưa rõ cơ chế của tác dụng này.

Liều dùng & cách dùng

Móng quỷ có thể được tìm thấy dưới dạng chiết xuất cô đặc, viên nang, viên nén hoặc bột. Nó cũng được sử dụng như một thành phần trong các loại trà thảo dược.

Liều dùng tối đa của móng quỷ không vượt quá 800mg đến 1g móng quỷ mỗi ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc chữa gout từ cây móng quỷ

Rễ loại cây này phơi khô, nghiền mịn. Dùng khoảng 1.800 – 2.400 mg bột rễ hòa tan vào nước để uống hằng ngày.

Bài thuốc chống viêm và giảm đau cho bệnh xương khớp

Sử dụng khoảng 2,1g rễ khô của cây móng quỷ để nghiền nhỏ thành bột. Chia đều lượng thảo dược vừa nghiền ở trên thành ba phần để sử dụng trong một ngày, mỗi phần khoảng 600 – 800mg. Sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

móng quỷ 3
Rễ móng quỷ phơi khô được sử dụng là bài thuốc trị xương khớp trong dân gian

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng móng quỷ (rễ):

  • Cây vuốt quỷ dùng quá liều có thể gây tiêu chảy.

  • Có các báo cáo về chứng khó tiêu sau khi sử dụng chiết xuất móng quỷ.

  • Loét và chảy máu dạ dày đã được ghi nhận sau khi sử dụng rễ móng quỷ.

  • Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và những người bị loét dạ dày, rối loạn tim mạch đều nên tránh sử dụng móng quỷ.

Nguồn tham khảo