Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
NADH là một chất bổ sung khá phổ biến, đặc biệt là với những người bị chứng đau cơ xơ (FMS) và hội chứng mệt mỏi mãn tính. Vậy NADH là chất gì? Công dụng cụ thể ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
NADH có trong tất cả các tế bào sống. Đây là một sản phẩm giáng hóa nicotinamide adenine dinucleotide, được tạo ra từ niacin, vitamin B.
Là một coenzyme, NADH có khả năng thúc đẩy các enzyme trong cơ thể phân hủy thực phẩm và biến thành năng lượng dưới dạng adenosine triphosphate (ATP). NADH tham gia vào nhiều phản ứng sinh hoá, do đó không có gì ngạc nhiên khi nó rất cần thiết cho sự phát triển của mọi tế bào trong cơ thể.
Đồng thời, NADH còn là chất mang điện tử chính trong quá trình sản xuất năng lượng. NADH được các nhà khoa học đánh giá là một chất chống oxy hóa mạnh nhất nên nó sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại hiệu quả.
NADH có vai trò tặng điện tử cho chuỗi vận chuyển điện tử. Coenzyme này hoạt động như một chất mang điện tử, mang các điện tử được giải phóng từ các con đường trao đổi chất khác nhau đến quá trình sản xuất năng lượng cuối cùng, tức là chuỗi vận chuyển điện tử. NADH tặng electron bằng cách cung cấp một phân tử hydro cho phân tử oxy để tạo ra nước trong chuỗi vận chuyển electron.
NADH tham gia vào trong các quá trình trao đổi chất, bao gồm chuyển hóa carbohydrate, axit béo, axit amin và nucleotide.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu cho thấy, NADH có thể kích thích chức năng não bộ, làm giảm các rối loạn nhận thức liên quan đến hai bệnh đau cơ xơ và mệt mỏi mãn tính, trên các khía cạnh:
NADH có thể làm giảm sự mệt mỏi của bệnh mãn tính bằng cách khôi phục chức năng của ty thể. Mệt mỏi là một triệu chứng chính của cả đau cơ xơ và mệt mỏi mãn tính, cả hai điều kiện đều có liên quan đến rối loạn chức năng ty lạp thể.
NADH có thể giúp giảm căng thẳng oxy hoá và nitro hóa liên quan đến các điều kiện này.
NADH có thể giúp não tạo ra chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, norepinephrine, và dopamine).
Ngoài đau cơ xơ và mệt mỏi mãn tính, NADH còn được cho là có vai trò trong điều trị trầm cảm, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
NADH được dùng bằng đường uống nhằm chống lại sự mệt mỏi cũng như trong các hội chứng thiếu năng lượng và rối loạn chuyển hóa.
Chất bổ sung của NADH có sẵn rộng rãi và không cần kê đơn. Tuy nhiên, liều NADH dành cho những người mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ thì vẫn chưa được nghiên cứu. Liều khuyến cáo an toàn thường từ 5-10mg mỗi ngày. Nên uống 30 phút trước bữa ăn. Trong các nghiên cứu về bệnh Parkinson, liều hiệu quả nhất được xác định là 25-50mg mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung NADH thông qua chế độ ăn uống. NADH có nhiều trong các thực phẩm như cá, gia cầm, thịt bò, các thực phẩm lên men (sữa chua, dưa muối...).
Hiện nay, NADH được nhiều chuyên gia sử dụng để làm thuốc hoặc ứng dụng trong quá trình gia công thực phẩm chức năng.
NADH được sử dụng như một chất bổ sung trong điều kiện thiếu năng lượng. Do đó, các nhà sản xuất đã tạo ra những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe để mọi người có thể làm việc tốt hơn.
Tác dụng phụ của NADH rất hiếm, đặc biệt ở mức thấp hoặc liều dùng hàng ngày.
Liều cao hơn có thể liên quan đến một số biểu hiện như cảm thấy quá căng thẳng, mất ngủ, lo lắng...
Mặc dù bổ sung NADH theo liều khuyến cáo khá an toàn, nhưng bạn vẫn nên theo dõi các phản ứng phụ tiêu cực.
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1016/nadh
https://www.verywellhealth.com/nadh-for-fibromyalgia-chronic-fatigue-syndrome-715795