Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Alzheimer

Bệnh Alzheimer: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Alzheimer là bệnh chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, với dấu hiệu đặc trưng là sa sút trí tuệ và nhận thức. Tuy nhiên, không phải người già nào cũng bị Alzheimer và cũng có những trường hợp mắc Alzheimer khi còn trẻ. Bệnh thường trở nên tệ theo thời gian, khiến bệnh nhân dần dần quên đi nhiều thứ, kể cả những sinh hoạt tưởng chừng rất đơn giản hàng ngày. Người nhà nên chú ý đến các dấu hiệu của bệnh và kịp thời đưa bệnh nhân đến bác sĩ để có thể cải thiện các triệu chứng cũng như làm chậm tiến triển của bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung alzheimer

Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ với các triệu chứng nặng dần theo thời gian. Bệnh bắt đầu với việc hay quên, sau đó chức năng não bị suy giảm liên tục, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tư duy và ngôn ngữ.

Bệnh Alzheimer được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Bệnh nhân sẽ bắt đầu có dấu hiệu mất trí nhớ nhẹ.
  • Giai đoạn giữa: Các triệu chứng mất trí nhớ trở nên trầm trọng hơn và bệnh nhân bắt đầu cần sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày.
  • Giai đoạn cuối: Triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân thay đổi tính tình (có thể hung hăng hơn, hay nghi ngờ…).

Xem thêm: Các giai đoạn bệnh Alzheimer: Cách nhận biết và chăm sóc

Triệu chứng alzheimer

Những dấu hiệu và triệu chứng của Alzheimer

Triệu chứng của Alzheimer khi bắt đầu thường nhẹ và sẽ nặng dần theo thời gian:

  • Bắt đầu mất trí nhớ làm ảnh hưởng đến công việc thường ngày. Thường quên mất chỗ để đồ vật, thường xuyên hỏi đi hỏi lại 1 vấn đề, quên các cuộc nói chuyện gần đây, quên tên...
  • Gặp rắc rối với việc tính tiền, thanh toán hóa đơn…
  • Khó hoàn thành các công việc quen thuộc vẫn thường làm.
  • Khó khăn trong việc lập kế hoạch hoặc đưa ra một quyết định nào đó.
  • Suy giảm khả năng phán đoán.
  • Bối rối, mất phương hướng, đi lạc dù đi những nơi quen thuộc.
  • Thấp thỏm, lo lắng.
  • Gặp vấn đề với việc sắp xếp lời nói.
  • Bị ảo giác, ảo tưởng.
  • Khó ăn, khó nuốt, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Thay đổi tâm trạng, tính cách và hành vi theo chiều hướng xấu đi.

Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer và cách phòng bệnh hiệu quả

Tác động của Alzheimer đối với sức khỏe

Alzheimer khiến bệnh nhân quên mất nhiều thứ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp, công việc hàng ngày. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, khả năng nhận thức cũng như phán đoán của bệnh nhân cũng bị suy giảm, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của bản thân bệnh nhân và gia đình.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Alzheimer

Nếu không có các biện pháp kiểm soát, bệnh Alzheimer tiến triển nhanh chóng gây sa sút trí tuệ và nhận thức nghiêm trọng, thậm chí bệnh nhân không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày, mất khả năng tự chủ cũng như không tự vệ sinh cá nhân được.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bệnh Alzheimer: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 1
Đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu của bệnh

Nguyên nhân alzheimer

Có sự lắng đọng protein β – amyloid thành các mảng xung quanh tế bào não làm gián đoạn sự dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào.

Sự thay đổi hình dạng và tự cấu trúc lại của protein tau tạo thành các đám rối thần kinh, làm rối loạn hệ thống dẫn truyền xung và gây độc cho tế bào thần kinh.

Sự suy giảm chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong não bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer và cách giảm thiểu rủi ro

Chia sẻ:

Kiểm tra tình trạng suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ

Alzheimer là bệnh lý khiến trí nhớ dần kém đi, thay đổi hành vi và mất dần nhận thức trong việc chăm sóc bản thân. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Kiểm tra ngay với 6 câu hỏi sau để phát hiện sớm và chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh alzheimer

Yếu tố nguy cơ nào làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer?

Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer bao gồm: Tuổi tác (những người trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn), yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người bị bệnh Alzheimer, các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các vấn đề về suy giảm nhận thức. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm thông tin: Các yếu tố nguy cơ bệnh Alzheimer bạn nên biết

Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu báo trước bệnh Alzheimer không?

Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

Có phương pháp điều trị nào cho bệnh Alzheimer không?

Hỏi đáp (0 bình luận)