Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tần bì (nhựa): Vị thuốc kháng viêm

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tần bì là một cây thuốc có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới Đông Á, phân bố ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tần bì hay tần bì tàu, tu chanh, có tên khoa học Fraxinus chinensis Roxb, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây gỗ nhỏ hay lớn, cao 5 - 8m, có thể tới 15 - 20m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 3 - 7 lá chét hình trứng, hình mác ở gốc, hơi nhọn ở đỉnh, có răng ở 1/3 dưới. Cụm hoa mọc thành chùm hẹp ở nách lá; hoa đơn tính trên cùng hoặc khác gốc; đài hoa đực hình phễu, 4 răng cực ngắn; cánh hoa 0; nhị 2, bao phấn tròn; hoa cái hình ống, có 4 - 5 răng hình tam giác; cánh hoa 0; Bầu noãn hình bầu dục, có 2 đầu nhụy. Quả có cánh, hạt hơi hình thoi. Mùa ra hoa: tháng 3 - 5, thời kỳ đậu quả: Tháng 7 - 8.

Tần bì 1
Cây tần bì

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi Fraxinus L. đã biết ở Việt Nam. Loài tần bì nói trên có nguồn gốc từ vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới Đông Á, phân bố ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở nước ta, Tần bì núi lửa rải rác ở nhiều vùng núi, thuộc các tỉnh gốc Hà Tây (Ba Vì), Hòa Bình (Mai Châu), Hà Nam (Kiện Khê), Kon Tum, Lâm Đồng (Đà Lạt). 

Tần bì là một loại cây trung bình, ưa bóng khi còn nhỏ và ưa sáng khi lớn. Cây này ưa đất cát ẩm nên thường thấy ở gần các khe suối (thượng nguồn) trong các cửa rừng hoặc rừng thứ sinh.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của tần bì là vỏ thân và lá.

Thành phần hoá học

Theo các tác giả Trung Quốc, tần bì chứa cerylmontanat, ceryllignocerat, melissyl alcohol và cerylalcohol, esculetin, fraxin scopoletin, esculin fraxetin, stylosin, 8 – 0 – [rhamnosyl – rhamnosyl – glucosyl – fraxetin, neooleuropein, eleuropein, cichoriin, Isoligustitrosid, frachinosid, ligustrosid formosana và fraxiformosid.

Theo Phạm Hoàng Hộ (Cây có vị thuốc ở Việt Nam trang 486) ở Việt Nam còn có loài tần bì lá có mũi (F.rhynchophylus Hance) có chứa các eseulin, coumarin esculetin, raxitin, fraxin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tần bì vị chát đắng, tính mát có công năng lợi thấp, thu liễm, tiêu viêm.

Về vỏ thân, sách “Tứ Xuyên Trung được chí” ghi: Tính ấm, vị cay, có công năng trừ sốt rét, điều kinh, giải độc. Về là tần bì, sách “Quý Châu thảo dược” ghi: Tính mát, vị cay, có công năng hoạt huyết điều kinh, chỉ huyết, sinh cơ.

Theo y học hiện đại

Tác dụng chống oxy hoá và tác dụng bảo vệ tác dụng chống lão hoá

Cao vỏ cây tần bì có tác dụng dọn gốc DPPH với IC50 là 50 microgram/ml. Esculetin là hợp chất có tác dụng dọn gốc tự do mạnh nhất.

Hoạt tính dọn gốc tự do của esculetin cũng được chứng minh là mạnh trong nguyên bào sợi của da người bị chiếu tia tử ngoại.

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên, các tác giả tin rằng chiết xuất vỏ cây tần bì và esculin, một thành phần của chiết xuất, rất hữu ích khi được sử dụng làm thành phần mỹ phẩm để ngăn chặn quá trình lão hóa.

Tần bì 2
Cao vỏ cây tần bì có tác dụng chống lão hóa

 

Liều dùng & cách dùng

Vỏ cây tần bì thường được dùng trị thấp nhiệt sinh lý, bạch đới, va chảy,viêm gan hoàng đản, viêm kết mạc, loét giác mạc, bệnh mắt bột. Ngày dùng 9 – 15 g dưới dạng sắc nước uống. Dùng ngoài với lượng vừa đủ.

Lá tần bì được dùng trị da bị dị ứng, mày đay, viêm da, nhọt mủ, vết thương chém chặt. Ngày dùng 3 đến 5 g dưới dạng sắc lấy nước uống. Dùng ngoài bằng cách lấy tươi rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương.

Hoa tần bì được dùng trị ho, hen suyễn. Liều dùng mỗi ngày 6 đến 15 g dưới dạng sắc uống.

Quả tần bì được đốt thành than, ngâm vào nước khi còn nóng, lấy dịch nước uống trị đau dạ dày. Chất sáp trắng được tạo ra từ côn trùng ký sinh trên cây tần bì cũng được dùng làm thuốc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị thấp nhiệt sinh lý, phụ nữ rong kinh, bạch đới

Vỏ rễ cây thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) 12 g, vỏ thân tần bì 16 g, vỏ sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

Trị hỏa bốc, mắt đỏ sưng đau

Hoàng liên ô rô, vỏ cây tần bì, mỗi vị 12 g, sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý

Tần bì là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Tần bì có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Nguồn tham khảo

Tra cứu dược liệu tần bì: https://tracuuduoclieu.vn/tan-bi.html.