Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sản phẩm mỹ phẩm có thành phần Stearic Acid cho ra chất kem rất mềm mượt, óng ánh màu ngọc trai. Chúng tạo cảm giác mát lạnh khi sử dụng trên da. Sử dụng những sản phẩm này vừa mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu lại vừa mang hiệu quả cao.
Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá, là một loại acid béo có nguồn gốc từ những loại động vật và thực vật thân mềm (phổ biến nhất là trong dầu thực vật).
Stearic Acid tồn tại ở thể hạt rắn không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy và không có độc. Chất này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho da.
Nhờ đặc tính tạo nhũ, ổn định nhũ, Stearic Acid được bổ sung vào công thức để giúp làm tăng độ xốp, độ dày sản phẩm. Cụ thể, trong công thức làm lotion và cream, Stearic Acid là một chất nhũ hóa giúp kết hợp nước và dầu.
Bên cạnh đó, Stearic Acid còn là chất bôi trơn hay chất xúc tác, tác nhân làm sạch, chất làm mềm (duy trì độ ẩm cho da) và có thể dùng trong trang điểm để che mờ nhược điểm. Stearic Acid được tìm thấy tự nhiên ở lớp da ngoài cùng như hàng rào bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da.
Stearic Acid được tạo ra bằng cách xử lý các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, người ta mang hỗn hợp này qua công đoạn chưng cất. Stearic Acid thương mại thường là một hỗn hợp của Stearic Acid và palmitic.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật tổng hợp máy móc thông qua acetyl -CoA.
Là chất làm mềm nên Stearic Acid sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và mịn da; đồngthời thúc đẩy hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước và thậm chí làm giảm các dấu hiệu lão hóa.
Stearic Acid còn được đánh giá cao nhờ cơ chế như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm sạch da bằng cách giúp dầu, nước và bụi bẩn liên kết với nhau, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da một cách dễ dàng.
Không giống như các chất hoạt động bề mặt khác như ahem hay sulfat, Stearic Acid không những không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da mà còn tạo ra kết cấu mịn, mượt mà tất cả chúng ta đều yêu thích.
Stearic Acid là thành phần mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với làn da. Không ngạc nhiên khi Stearic Acid được sử dụng rộng rãi trong các loại mỹ phẩm nhờ những công dụng nổi bật sau đây:
Dưỡng ẩm
Nhờ thành phần hóa học có các phân tử liên kết nhỏ, Stearic Acid sẽ nhanh chóng được thấm sâu vào bên trong làn da, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da, giúp da dần sáng mịn, bóng khỏe.
Dịu da, mát da
Trong công thức mỹ phẩm, Stearic Acid có vai trò giúp tạo đặc, chất hoạt động bề mặt, hỗ trợ về phần quang học và được dùng như chất làm mềm da không gây hại. Các sản phẩm chúng ta thường tìm thấy Stearic Acid bao gồm sữa rửa mặt, kem cạo râu, kem tẩy lông tay, lông chân,…
Kháng khuẩn, kháng viêm
Ngoài dưỡng ẩm, làm mềm da, Stearic Acid còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nên nó được dùng trong hỗ trợ điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các chứng bệnh viêm, nhiễm khuẩn và các vết thương ngoài da.
Cụ thể, trong mỹ phẩm chăm sóc da, Stearic Acid giúp ngăn ngừa cũng như phục hồi tình trạng tổn thương da (viêm, đau rát, dị ứng và tấy đỏ) do sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng.
Chất nhũ hóa trong mỹ phẩm
Stearic Acid có nhiều công dụng nhưng tác dụng tốt nhất của Stearic Acid trong các sản phẩm mỹ phẩm chính là làm đặc hoặc làm cứng thành phẩm dạng lotion, kem dưỡng da. Ngoài ra, Stearic Acid còn là một chất hoạt động bề mặt giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước, ngăn chặn sự tách lớp của dầu và nước trong sản phẩm. Chính vì vậy, ở những vùng da bạn sử dụng sản phẩm sẽ có cảm giác dịu mát hơn nhiều.
Tạo độ sánh và dẻo cho mỹ phẩm dạng kem
Stearic Acid là một chất có ứng dụng cao trong cả ngành công nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm và thậm chí là y tế. Có nguồn gốc từ thực vật nên Stearic Acid rất lành tính và hoàn toàn an toàn cho da khi sử dụng.
Stearic Acid dùng bôi ngoài da trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Ngoài ra, bạn nên sử dụng Stearic Acid cùng với các loại sáp (ví dụ sáp nhũ hóa mềm mượt) để tăng hiệu quả sản phẩm.
Tỷ lệ sử dụng Stearic Acid như sau:
Sản phẩm chăm da: 1-4%;
Sản phẩm chăm sóc tóc: 2-5%;
Sản phẩm hóa phẩm khác: 2-5%.
Stearic Acid được đánh giá là một chất an toàn khi ứng dụng vào trong các sản phẩm tiêu dùng cũng như sản phẩm chăm sóc da với số lượng hạn chế.
Có thể nói, trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, Stearic Acid được ứng dụng rất rộng rãi như dùng làm cứng xà bông, đặc biệt là với các loại xà bông làm từ dầu thực vật; trong mỹ phẩm Stearic Acid được dùng làm mềm và bóng bề mặt các loại mỹ phẩm. Nó cũng là thành phần để làm đèn cầy, xà bông, chất dẻo và làm mềm cao su.
Trong một số lĩnh vực khác, Stearic Acid là chất được sử dụng như hỗn hợp tách khi làm thạch cao từ một khuôn thạch cao. Stearic Acid cũng được dùng trong sản xuất hoặc bao ngoài các loại stearate kẽm, magne và các kim loại khác để hạn chế sự oxi hoá cho kim loại. Stearic Acid còn là một chất bôi trơn trong quá trình đúc phun và bức xúc của bột gốm.
Trong lĩnh vực thực phẩm, Stearic Acid là thành phần trong các loại đường ăn kiêng/dầu ăn kiêng nhằm giúp hạn chế sự tăng cân.
Dù được đánh giá là thành phần an toàn nhưng Stearic Acid có khả năng ăn mòn da, gây kích ứng da và mắt. Do đó, khi tiếp xúc và sử dụng với chất này bạn cần trang bị, sử dụng các vật dụng bảo vệ như khẩu trang bảo hộ, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng hơi độc, ủng, găng tay.
Lưu ý, đặc tính của chất Stearic Acid là dễ cháy nên việc bảo quản và sử dụng cần tránh các tác nhân của lửa cũng như khu vực có nhiệt độ cao.
Không được để Stearic Acid ở gần nơi chứa thức ăn của người và vật nuôi.
Đậy kín khi không sử dụng để bảo quản chất lượng của sản phẩm cũng như nhằm hạn chế tối đa việc rò rỉ sản phẩm vào môi trường gây nguy hiểm.