Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh (đường toàn thân)
Thuốc bột uống Atsypax 600 Hataphar điều trị viêm tai giữa, viêm admidan, viêm họng (14 gói x 2,2g)
Thương hiệu: Hà Tây

Thuốc bột uống Atsypax 600 Hataphar điều trị viêm tai giữa, viêm admidan, viêm họng (14 gói x 2,2g)

000386260 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng sinh (đường toàn thân)

Dạng bào chế

Bột pha hỗn dịch uống

Quy cách

Hộp 14 Gói

Thành phần

Amoxicillin, ACID CLAVULANIC

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY

Số đăng ký

VD-35234-21

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Atsypax 600 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, có thành phần chính là Amoxicillin, Acid Clavulanic. Đây là thuốc dùng để điều trị viêm tai giữa, viêm Amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và viêm phổi; điều trị nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da và bệnh lậu. 

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc bột uống Atsypax 600 là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc bột uống Atsypax 600

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Amoxicillin

600mg

ACID CLAVULANIC

42.9mg

Công dụng của Thuốc bột uống Atsypax 600

Chỉ định

Thuốc Atsypax 600 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm tai giữa, viêm Amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và viêm phổi.
  • Điều trị nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da và bệnh lậu. 

Dược lực học

Chưa có dữ liệu.

Dược động học

Chưa có dữ liệu.

Cách dùng Thuốc bột uống Atsypax 600

Cách dùng

Thuốc dạng bột pha hỗn dịch, dùng đường uống.

Liều dùng

Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Atsypax 600 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Chưa có dữ liệu.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có dữ liệu.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Tuân theo chỉ định từ bác sĩ. Chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích vượt trội nguy cơ có thể xảy ra.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ.

Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết ChungĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Tên các nhóm thuốc kháng sinh là gì?

    • Kháng sinh nhóm 1 Beta-lactam: Gồm các penicilin, cephalosporin, beta-lactam khác, Carbapenem, Monobactam, Các chất ức chế beta-lactamase.
    • Kháng sinh nhóm 2 Aminoglycosid.
    • Kháng sinh nhóm 3 Macrolid.
    • Kháng sinh nhóm 4 Lincosamid.
    • Kháng sinh nhóm 5 Phenicol.
    • Kháng sinh nhóm 6 Tetracyclin gồm kháng sinh thế hệ 1 và thế hệ 2.
    • Kháng sinh nhóm 7 Peptid gồm Glycopeptid, Polypetid, Lipopeptid.
    • Kháng sinh nhóm 8 Quinolon gồm kháng sinh thế hệ 1, Các fluoroquinolonthế hệ 2, 3 và 4.
    • Ngoài 8 nhóm kháng sinh trên thì nhóm kháng sinh 9 gồm các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid và Oxazolidinon, 5-nitroimidazol.

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • TD

    Thuỳ Dương

    Em lỡ làm thuốc bắn lên mắt bé ( 7 tháng ) thì có sao kh ạ?
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Khánh LinhQuản trị viên

      Chào bạn Thùy Dương,

      Dạ bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra cụ thể ạ.

      Nhà thuốc thông tin đến bạn ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời