Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Sản phẩm dinh dưỡng/
  4. Sản phẩm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
Dịch truyền Sodium Chloride Injection bổ sung natri clorid và chất điện giải (500ml)
Thương hiệu: INJ

Dịch truyền Sodium Chloride Injection bổ sung natri clorid và chất điện giải (500ml)

000151140 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Sản phẩm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa

Dạng bào chế

Dung dịch

Quy cách

Thùng 30 Chai x 15000ml

Thành phần

Sodium acetate, anhydrous

Xuất xứ thương hiệu

Ý

Nhà sản xuất

Inj

Số đăng ký

VN-14562-12

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Dung dịch tiêm truyền Sodium Chloride Injection quy cách đóng gói gồm chai nhựa 500 ml chứa Sodium Chloride dùng để  bổ sung natri clorid và chất điện giải trong trường hợp mất nước. Thuốc cũng được dùng trong thẩm tách máu, dùng khi bắt đầu và kết thúc truyền máu.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Dịch truyền Sodium Chloride Injection là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Dịch truyền Sodium Chloride Injection

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Sodium acetate, anhydrous

Công dụng của Dịch truyền Sodium Chloride Injection

Chỉ định

Thuốc tiêm truyền Sodium Chloride Injection 500 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Dung dịch Natri chlorid tiêm được dùng để bổ sung nước và chất điện giải. 

  • Thuốc cũng được dùng trong thẩm tách máu, dùng khi bắt đầu và kết thúc truyền máu.

Dược lực học

Khi tiêm tĩnh mạch, dung dịch natri chlorid tiêm là nguồn cung cấp bổ sung nước và chất điện giải. Dung dịch natri chlorid 0,9% (đẳng trương) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể. Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong sự điều hòa phân bố nước, cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Natri kết hợp với chlorid và bicarbonat trong điều hòa cân bằng acid-base, được thể hiện bằng sự thay đổi nồng độ chlorid trong huyết thanh. Chlorid là anion chính của dịch ngoại bào. Dung dịch tiêm natri chlorid có khả năng gây bài niệu phụ thuộc vào thể tích tiêm truyền và điều kiện lâm sàng của người bệnh. Dung dịch natri chlorid 0,9% không gây tan hồng cầu.

Dược động học

Hấp thu

Natri chlorid được hấp thu qua đường tiêu hóa và có thể được hấp thu rất nhanh qua đường tiêm tĩnh mạch.

Phân bố

Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể.

Thải trừ

Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, nhưng cũng được thải trừ qua mồ hôi, nước mắt và nước bọt.

Cách dùng Dịch truyền Sodium Chloride Injection

Cách dùng

Dùng tiêm truyền tĩnh mạch.

Liều dùng

Liều khuyến cáo điều trị mất nước đẳng trương ở ngoại bào và hạ natri:

Người lớn: 50 0ml đến 3 lít/24 giờ.

Trẻ sơ sinh và trẻ em: 20 đến 100 ml mỗi 24 giờ và mỗi kg trọng lượng cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và khối lượng cơ thể.

Liều khuyến cáo khi sử dụng như một phương tiện hay chất pha loãng khoảng 50 - 250 ml mỗi liều thuốc được dùng.

Khi natri chlorid 0,9% được sử dụng như một chất pha loãng để tiêm các loại thuốc khác, liều lượng và tốc độ truyền cũng sẽ được quyết định bởi tính chất và chế độ liều của thuốc kê đơn.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp mới hấp thu natri clorid, gây nôn hoặc rửa dạ dày kèm theo điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Khi có tăng natri huyết, nồng độ natri phải được điều chỉnh từ từ với tốc độ không vượt quá 10 – 12 mmol/lít hàng ngày. Tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch natri clorid nhược trương và đẳng trương (nhược trương đối với người bệnh ưu trương); khi thận bị thương tổn nặng, cần thiết, có thể thẩm phân.

Làm gì khi quên 1 liều?

Dung dịch tiêm truyền Sodium Chloride  chỉ được thực hiện khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Khi bỏ quên liều điều trị nên liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc tiêm truyền Sodium Chloride Injection 500 ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Không rõ tần suất

  • Hệ thần kinh: Run rẩy.

  • Mạch máu: Hạ huyết áp.

  • Da và mô dưới da: Mề đay, phát ban, ngứa.

  • Rối loạn vị trí tiêm: Ban đỏ, kích ứng, đau, mề đay, nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm, huyết khối tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch kéo dài.

  • Toàn thân: Sốt xuất huyết, ớn lạnh.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc tiêm truyền Sodium Chloride Injection 500 ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Người bệnh trong tình trạng dùng natri và chlorid sẽ có hại: Người bệnh bị tăng natri huyết, bị ứ dịch.

  • Khi sử dụng cùng quy trình tách tế bào, chống chỉ định đối với bệnh nhân không đạt được đầy đủ tình trạng chống đông máu.

  • Chống chỉ định cho bệnh nhân tăng natri huyết hoặc tăng clorua huyết.

  • Những chống chỉ định liên quan đến những thuốc dùng đồng thời cần xem xét.

Thận trọng khi sử dụng

Cảnh báo: 

Nên sử dụng thật thận trọng dung dịch natri chlorid tiêm ở bệnh nhân suy tim sung huyết, suy thận nặng và bệnh nhân đang trong tình trạng phù nề giữ natri.

Ở những bệnh nhân có chức năng suy thận giảm, truyền natri chlorid có thể gây giữ natri.

Thận trọng:

Các xét nghiệm: Đánh giá lâm sàng và xác định xét nghiệm định kỳ là cần thiết để theo dõi những thay đổi trong cân bằng chất lỏng, nồng độ điện giải và cân bằng acid-base trong khi điều trị đường tiêm kéo dài hoặc bất cứ khi nào tình trạng của bệnh nhân đảm bảo được những đánh giá như vậy.

Sử dụng thận trọng ở trẻ em: Nên theo dõi chặt chẽ nồng độ chất điện giải trong huyết tương ở trẻ em do nhóm bệnh nhân này có thể bị suy giảm khả năng điều tiết nước và chất điện giải. Do đó, nên chỉ có thể truyền natri clorua lặp đi lặp lại sau khi xác định nồng độ natri huyết thanh.

Sử dụng thận trọng ở người già: Khi sử dụng các loại dung dịch tiêm truyền và nồng độ/tốc độ truyền cho người già, cân nhắc rằng người già nói chung có khả năng bị bệnh tim, thận, gan và các bệnh khác hoặc sử dụng thuốc điều trị đồng thời.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai 

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú

Liệu thuốc có tiết trong sữa mẹ hay không chưa được biết đến vì có nhiều thuốc được tiết vào sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng dung dịch natri clorid tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Sử dụng thận trọng dung dịch natri clorid tiêm cho bệnh nhân đang dùng corticosteroid hoặc corticotropin. Các nghiên cứu không được tiến hành để đánh giá thêm các tương tác thuốc thêm vào/ thuốc hoặc thuốc/thực phẩm với dung dịch natri clorid tiêm.

Cần thận trọng ở bệnh nhân điều trị lithi. Natri thận và độ thanh thải của lithi có thể tăng lên khi dùng natri chlorid 0,9%. Dùng natri chlorid 0,9% có thể dẫn đến giảm nồng độ lithi.

Do không có nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Bảo quản

Bảo quản nhiệt độ không quá 30 độ C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)