Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc trị bệnh gan |
Dạng bào chế | Dung dịch để tiêm trong bơm tiêm đóng sẵn |
Quy cách | Hộp x 0.5ml |
Thành phần | Recombinant Human Erythropoietin alfa |
Chỉ định | |
Chống chỉ định | Dị ứng thuốc, U tủy xương ác tính, Huyết áp cao |
Nhà sản xuất | CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC NANOGEN |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | QLSP-923-16 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Nanokine 4000 IU/0,5 ml là một sản phẩm của Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, thành phần chính là erythropoietin alfa tái tổ hợp từ người. Thuốc được dùng để điều trị thiếu máu ở các đối tượng: Bệnh nhân suy thận mạn tính, bệnh nhân ung thư đang dùng hóa trị liệu, bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị bằng zidovudin và bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để giảm bớt truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật. |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc tiêm Nanokine 4000IU/0.5ml là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thành phần cho 1ml
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Recombinant Human Erythropoietin alfa | 4000iu |
Thuốc Nanokine 4000 IU/0,5 ml được chỉ định trong các trường hợp:
Nhóm dược lý: Các tác nhân tạo máu.
Mã ATC: B03XA01.
Erythropoietin là một hormon thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương. Phần lớn hormon này do thận sản xuất để đáp ứng với thiếu oxygen mô, một phần nhỏ (10% - 14%) do gan tổng hợp (gan là cơ quan chính sản xuất ra erythropoietin ở bào thai). Erythropoietin tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền thân sớm hồng cầu (tiền nguyên hồng cầu). Hormon này cũng còn có tác dụng gây biệt hóa, kích thích biến đổi đơn vị tạo quần thể hồng cầu (CPU) thành tiền nguyên hồng cầu.
Sau khi tiêm khoảng 1 tuần, erythropoietin làm tăng đáng kể tế bào gốc tạo máu ngoại vi. Trong vòng 3 - 4 tuần, hematocrit tăng, phụ thuộc vào liều dùng. Các tế bào gốc (CFU-GM và CFU-mix) bình thường không phải là những tế bào sản xuất hồng cầu. Như vậy, khi được dùng với liều điều trị, erythropoietin có tác dụng lên cả hai dòng tế bào (dòng hồng cầu và dòng tủy bào).
Ở người bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc do mất máu kín đáo, erythropoietin có thể không gây được đáp ứng và duy trì tác dụng.
Tiêm tĩnh mạch
Thời gian bán hủy khoảng 4 giờ được đo lường sau khi dùng erythropoietin alfa tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại với liều 50 - 100 IU/kg trên người khỏe mạnh và thời gian bán hủy dài hơn khoảng 5 giờ trên người suy thận, sau những liều 50, 100, 150 IU/kg. Thời gian bán hủy khoảng 6 giờ được ghi nhận ở bệnh nhi.
Tiêm dưới da
Nồng độ huyết thanh khi tiêm dưới da thấp hơn tiêm tĩnh mạch. Nồng độ huyết thanh gia tăng chậm và đạt đỉnh 12 - 18 giờ sau khi tiêm dưới da. Nồng độ đỉnh tiêm dưới da luôn thấp hơn tiêm tĩnh mạch. Không có tích lũy nồng độ huyết thanh vẫn không thay đổi cho dù những dữ liệu được thu nhận 24 giờ sau liều đầu tiên hay 24 giờ sau liều cuối cùng.
Thời gian bán hủy khi dùng tiêm dưới da khoảng 24 giờ.
Thuốc dùng đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
Chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Tác dụng điều trị erythropoietin phụ thuộc vào liều, tuy nhiên liều cao hơn 300 đơn vị/kg, 3 lần/tuần không cho kết quả tốt hơn. Liều erythropoietin tối đa an toàn chưa được xác định. Dùng thêm sắt hoặc L-carnitin làm tăng đáp ứng với erythropoietin, do đó có thể giảm liều thuốc cần dùng để kích thích tạo hồng câu.
Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn:
Tiêm tĩnh mạch:
Liều ban đầu thường dùng là 50 - 100 IU/kg, 3 lần/tuần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30 - 36% hay khi cứ mỗi hai tuần thì hematocrit tăng lên được trên 4%. Nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng lên được 5 - 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt thì cần phải tăng liều. Hematocrit không được tăng cao hơn 36%. Cần tính toán liều theo từng người bệnh, liều duy trì từ 12,5 - 525 IU/kg, 3 lần/tuần. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều, nhưng nếu dùng liều cao hơn 300 IU/kg, 3 lần/tuần, cũng không cho kết quả tốt hơn. Liều dùng để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối là từ 3 - 500 IU/kg liều, 3 lần/tuần, bắt đầu với liều thấp rồi tăng dần từng nấc tùy theo đáp ứng huyết học. Liều có thể tăng gấp hai lần liều trước và cách nhau từ 1 - 2 tuần.
Tiêm dưới da:
Erythropoietin thường được dùng với liều ban đầu từ 50 - 100 IU/kg, 3 lần/tuần. Cần giảm liều erythropoietin khi hematocrit đạt mức 30 - 36% hay tăng trên 4% trong vòng 2 tuần. Cần phải tăng liều nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng được 5 - 6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt. Hematocrit tăng phụ thuộc vào liều nhưng dùng liều cao hơn 300 IU/kg, 3 lần/tuần cũng không cho kết quả tốt hơn. Cần tính liều theo từng trường hợp, mỗi tháng không nên thay đổi liều quá 1 lần, trừ khi có chỉ định lâm sàng. Có thể giảm liều duy trì mỗi tuần xuống từ 23 - 52% khi tiêm dưới da hơn là tiêm tĩnh mạch (vì thuốc được hấp thu từ đường dưới da chậm hơn). Liều tiêm dưới da để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức 9,4% đến 10g/decilít là từ 2800 - 6720 IU mỗi tuần, so với 8350 - 20300 IU mỗi tuần khi tiêm tĩnh mạch.
Erythropoietin có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, nên dùng đường tĩnh mạch ở người bệnh thẩm phân. Tiêm dưới da phải mất nhiều ngày hơn để đạt tới nồng độ hemoglobin cần đạt so với tiêm tĩnh mạch. Có thể tiêm erythropoietin vào bắp thịt (cơ delta) với liều từ 4000 - 8000 IU, tuần một lần, hematocrit có thể tăng lên 30 - 33%. Tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da.
Liều dùng ở trẻ em:
Liều dùng ban đầu là 150 IU/kg tiêm dưới da, 3 lần/tuần; nếu hematocrit tăng lên đến mức 35%, giảm liều từng nấc 25 IU/kg/liều và ngừng dùng thuốc nếu hematocrit đạt đến mức 40%. Cách dùng này an toàn và hiệu quả đối với trẻ em suy thận giai đoạn cuối thâm phấn màng bụng.
Điều chỉnh liều trong khi thẩm phân:
Lọc máu: Erythropoietin được dùng 12 giờ sau khi chạy thận nhân tạo xong.
Thẩm phân phúc mạc: Cách hữu hiệu là dùng thuốc một, 2 hoặc 3 lần/tuần. Sau khi dùng 2000 - 8000 IU, 1 lần/tuần trong thời gian từ 2 - 10 tháng, trung bình hematocrit tăng từ 20 - 30%. Hoặc có thể dùng liều từ 60 - 120 IU/kg, tiêm dưới da, 2 lần/tuần. Liều tiếp theo sau đó phải dựa theo đáp ứng hemoglobin. Liều cần dùng để duy trì nồng độ hemoglobin ở mức từ 11 - 11,5 g/decilít là từ 12,5 - 50 IU/kg, 3 lần/tuần. Sinh khả dụng của erythropoietin dùng theo đường tiêm dưới da (22%) gấp 7 lần đường tiêm vào phúc mạc (3%); 3 - 4 ngày sau khi tiêm dưới da, thuốc vẫn còn trong huyết thanh.
Thiếu máu do hóa trị liệu ung thư:
Cần phải bắt đầu với liều 150 IU/kg tiêm dưới da, 3 lần/tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng liều lên tới mức 300 IU/kg. Dùng liều cao hơn cũng không tăng hiệu quả. Trong quá trình điều trị, nếu hematocrit cao hơn 40% thì phải tạm ngừng dùng erythropoietin cho đến khi hematocrit giảm xuống thấp hơn 360, sau đó cần giảm 25% liều và điều chỉnh lại.
Giảm nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân bị phẫu thuật:
Erythropoietin được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân thiếu máu (hemoglobin 10 -13 g/decilít) chuẩn bị phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm giảm nhu cầu phải truyền máu dị gen, hoặc người bệnh có nguy có cao mất máu nhiều cần phải được truyền máu trước, trong và sau phẫu thuật. Liều khuyên dùng là 300 IU/kg/ngày, tiêm dưới da 10 ngày trước khi mổ, trong ngày mổ và 4 ngày sau khi mổ. Một cách khác là tiêm dưới da 600 IU/kg, tuần một lần trước ngày mổ 21, 14, và 7 ngày) thêm liều thứ tư vào ngày mổ. Cần phải bổ sung sắt. Erythropoietin tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch (300 IU/kg/ngày cho đến khi có đáp ứng thích hợp, sau đó 150 IU/kg, cách một ngày) trong 3 - 10 ngày, kết hợp với folat, cyanocobalamin, uống hoặc tiêm sắt và tăng cường dinh dưỡng có thể làm hemoglobin hay hematocrit tăng mỗi ngày lên 5% hoặc hơn nữa.
Thiếu máu ở bệnh nhân điều trị bằng zidovudin:
Liều ban đầu được khuyên dùng để điều trị thiếu máu cho bệnh nhân nhiễm HIV điều trị bằng zidovudin là 100 IU/kg tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, 3 lần/tuần trong 8 tuần. Nếu sau 8 tuần mà kết quả chưa tốt thì có thể tăng thêm từ 50 - 100 IU cho mỗi kg, 3 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Giới hạn điều trị của erythropoietin rất rộng. Quá liều erythropoietin có thể dẫn đến tăng huyết áp. Có thể trích máu tĩnh mạch nếu nồng độ hemoglobin quá cao.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Thuốc được dùng trong bệnh viện dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu quên một liều, nên liên hệ với bác sĩ để được bổ sung ngay.
Khi sử dụng thuốc Nanokine 4000 IU/0,5 ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Nhức đầu, phù, ớn lạnh và đau xương (triệu chứng giống giả cúm). chủ yếu ở vào mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, cục đông máu trong máy thẩm tách, tiểu cầu tăng nhất thời.
Máu: Thay đổi quá nhanh về hematocrit, tăng kali huyết.
Thần kinh: Chuột rút, cơn động kinh toàn thể.
Da: Kích ứng tại chỗ, mụn trứng cá, đau ở chỗ tiêm dưới da.
Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1000
Máu: Chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA).
Tuần hoàn: Tăng tiểu cầu, cơn đau thắt ngực.
Toàn thân: Vã mồ hôi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần theo dõi hematocrit một cách thường xuyên và điều chỉnh liều theo đáp ứng nồng độ hemoglobin.
Để tránh tăng đông máu gây tắc mạch, sau khi đã tiêm thuốc vào tĩnh mạch thì tiêm thêm ngay 10 mL dung dịch muối đẳng trương và tăng liều heparin trong khi chạy thận nhân tạo để phòng huyết khối.
Khi tăng huyết áp tới mức nguy hiểm mà các liệu pháp chống tăng huyết không có kết quả. Có thể thực hiện thủ thuật mở tĩnh mạch khi nồng độ hemoglobin (Hb) tăng quá mức.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Nanokine 4000 IU/0,5 ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Không nên sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, do thuốc có thành phần tá dược benzyl alcohol.
Thận trọng khi kê đơn Nanokine cho các đối tượng sau:
Dùng erythropoietin cho các vận động viên bị coi là dùng chất kích thích, nếu thiếu giám sát của thầy thuốc và không theo dõi tình trạng mất nước trong khi thi đấu đòi hỏi dai sức thì dễ xảy ra các hậu quả nghiêm trọng về sự thay đổi độ quánh của máu, có thể gây tử vong.
Tác dụng của erythropoietin bị chậm hoặc giảm do nhiều nguyên nhân như: Thiếu sắt, nhiễm khuẩn, viêm hay ung thư, bệnh về máu (thiếu máu thalassemi, thiếu máu kháng trị liệu, tủy xương loạn sản), thiếu acid folic hoặc thiếu vitamin B12, tan máu, nhiễm độc nhôm.
Chứng bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) liên quan đến việc sử dụng các erythropoietin đã được ghi nhận với tỷ lệ rất hiếm gặp. PRCA xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính sử dụng erythropoietin đường tiêm dưới da. Hội chứng này được mô tả bởi hiện tượng mất giảm đột ngột hiệu quả của thuốc, tình trạng thiếu máu trầm trọng thêm, giảm hemoglobin (1 - 2 g/dl hoặc 0,62 – 1,25 mmol/L mỗi tháng), số lượng hồng cầu lưới thấp (< 10000 tế bào/mL) và sự có mặt kháng thể trung hòa kháng erythropoietin.
Cần theo dõi chặt chẽ đáp ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nếu hiệu quả bị giảm hoặc mất đột ngột, tình trạng thiếu máu trầm trọng thêm, cần đánh giá những nguyên nhân khác có thể gây hiện tượng không đáp ứng với thuốc như: Thiếu hụt sắt, folat, vitamin B12; nhiễm độc nhôm, nhiễm khuẩn hoặc viêm, mất máu và thẩm tách máu. Nếu nghi ngờ bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) và không phát hiện ra các nguyên nhân khác, cần ngừng dùng erythropoietin, làm xét nghiệm kháng thể kháng erythropoietin và tủy xương đồ. Không nên chuyển sang các erythropoietin khác do kháng thể có khả năng phản ứng chéo giữa các erythropoietin. Cần loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây PRCA và áp dụng các biện pháp xử trí phù hợp.
Ở những bệnh nhân suy thận mạn, việc điều trị thiếu máu làm tăng sự thèm ăn bệnh nhân, và lượng kali ăn vào. Nếu xảy ra tăng kali huyết ở những bệnh nhân đang thẩm tách, cần phải điều chỉnh chế độ ăn và chế độ thẩm tách. Tăng ure và cretinin tiền thẩm tách có thể xảy ra ở vài bệnh nhân do sự tăng lượng protein ăn vào, trong trường hợp này chế độ cần phải được điều chỉnh. Những bệnh nhân thẩm tách máu phải được theo dõi cẩn thận sự tăng đông máu, nếu xuất hiện tăng đông máu, tăng thẩm tách heparin.
Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có thử nghiệm sử dụng erythropoietin alfa trong quá trình mang thai, chỉ dùng thuốc trong thai kỳ nếu ích lợi của việc dùng thuốc cao hơn nguy hiểm có thể có.
Không có bằng chứng cho thấy erythropoietin alfa bài tiết qua sữa người. Nên thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Dùng các thuốc ức chế enzyme chuyển đồng thời với erythropoietin có thể làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết, đặc biệt ở người bệnh giảm chức năng thận.
Chưa có những tương tác lâm sàng quan trọng giữa erythropoietin alfa và các thuốc khác. Tuy nhiên hiệu quả của erythropoietin alfa tăng khi sử dụng đồng thời với sắt sulfat khi có triệu chứng thiếu sắt.
Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C (tủ lạnh) trong bao bì đóng gói ban đầu. Không để đông đá. Tránh ánh sáng.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
UyenVLN
Chào bạn Hồng,
Sản phẩm Thuốc Tiêm Nanokine 4000Iu/0.5Ml Điều Trị Thiếu Máu (Hộp 0.5Ml) hiện tại đang có giá 388.000đ/ Hộp.
Bạn vui lòng để lại SĐT hoặc liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn và đặt hàng ạ.
Hữu ích
Vũ Thị Tuyết Hồng
Hữu ích
Trả lời