Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Dịch truyền |
Dạng bào chế | Dung dịch |
Quy cách | Chai x 500ml |
Thành phần | natri bicarbonate |
Chỉ định | Nhiễm toan chuyển hóa |
Chống chỉ định | Suy thận, Suy tim, Nhiễm kiềm chuyển hóa, Phù phổi |
Nhà sản xuất | CTY CP FRESENIUS KABI VIỆT NAM |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Đức |
Số đăng ký | VD-25877-16 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Natri bicarbonat 1,4% được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar - Việt Nam. Đây là thuốc dùng để điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa, kiềm hóa nước tiểu trong trường hợp nhiễm độc phenobarbital. |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Dịch truyền Natri Bicarbonat 1.4% là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
natri bicarbonate | 1.4g |
Thuốc Natri bicarbonat 1,4% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Natri bicarbonat giữ vai trò quan trọng trong hệ thống đệm của khoang ngoại bào. Tác dụng kiềm hoá xảy ra nhanh. Dung dịch natri bicarbonat, dùng có hiệu quả khi đường thông khí phổi không bị tổn thương, vì tác dụng đệm làm tăng sự giải phóng carbon dioxid. Truyền natri bicarbonat gây ra tác dụng kiềm hoá nhanh trong trường hợp nhiễm acid chuyển hoá, nhiễm acid do acid lactic hoặc trong trường hợp cần kiềm hóa.
Sau khi truyền tĩnh mạch natri bicarbonat, tác dụng xảy ra tức thời. Điều trị nhiễm acid chuyển hoá không được quá nhanh. Chỉ nên bắt đầu điều trị một nửa liều đã tính và sau đó dựa vào phân tích khí máu để tiếp tục điều trị về sau.
Truyền tĩnh mạch chậm.
Dung dịch phải được truyền vào tĩnh mạch trung tâm.
Liều phụ thuộc vào mức độ mất cân bằng acid-base.
Điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa
Sử dụng cho người lớn và trẻ em
Theo chỉ số khí máu động mạch, tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh, liều lượng sẽ được tính theo công thức sau:
Liều natri bicarbonat (mmol) = mức thiếu hụt base (mmol/l) x thể trọng (kg) x 0,3 (Hệ số 0,3 tương ứng với tỷ lệ tương quan của dịch ngoại bào so với tổng lượng dịch cơ thể).
Ví dụ: Nếu mức thiếu hụt base ở bệnh nhân nặng 70kg là 5mmol/l thì: 5 x 70 x 0,3 = 105mmol natri bicarbonat được truyền (tương ứng với 630ml dung dịch natri bicarbonat 1,4%).
Nếu không xét nghiệm được khí máu động mạch (ABGs), thì theo cách điều trị kinh nghiệm, tiêm truyền chậm vào tĩnh mạch lúc đầu 1mmol/kg, rồi sau 10 phút dùng không quá 0,5mmol/kg.
Sử dụng cho trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, liều hàng ngày không được vượt quá 8mmol/kg thể trọng/ngày, được dùng bằng cách truyền tĩnh mạch chậm.
Việc điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa không nên tiến hành quá nhanh. Khuyến cáo chỉ nên dùng 1/2 liều tính toán được và tiếp tục điều chỉnh liều theo kết quả phân tích khí trong máu thực tế.
Liều tối đa hàng ngày: Theo các yêu cầu điều chỉnh.
Kiềm hóa nước tiểu
Để kiềm hóa nước tiểu, liều được điều chỉnh theo độ pH mong muốn của nước tiểu và nên kèm theo giám sát cân bằng acid-base và cân bằng nước.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Quá liều do tiêm truyền natri bicarbonat có thể gây ra nhiễm kiềm chuyển hoá, sau đó làm giảm kali huyết hoặc gây co cứng cơ (tetany) do giảm calci huyết.
Khi quá liều cần ngừng tiêm truyền. Để khống chế các triệu chứng nhiễm kiềm, người bệnh nên thở bằng cách hít lại không khí thở ra, hoặc nếu nặng hơn có thể tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%.
Trường hợp giảm kali huyết, có thể dùng kali clorid. Nếu ở người bệnh xuất hiện co cứng cơ mà không thể khống chế được bằng cách hít lại không khí thở ra, có thể cần dùng calci gluconat.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Natri bicarbonat 1,4%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Nhiễm kiềm, giảm kali huyết, tăng natri huyết, tăng áp suất thẩm thấu, giảm calci huyết, hạ đường huyết, nhiễm toan trong tế bào nghịch lý.
Rối loạn tim: Suy giảm tình trạng huyết động học kết hợp với quá tải tuần hoàn.
Rối loạn hệ thần kinh: Xuất huyết nội sọ (ở trẻ sơ sinh), dễ bị kích thích, hoặc co cứng.
Rối loạn chung và tại vị trí tiêm truyền: Thoát mạch. Việc truyền không đúng (cận tĩnh mạch, trong động mạch) có thể gây hoại tử mô.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Natri bicarbonat 1,4% chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm kiềm chuyển hoá.
Giảm thông khí.
Tăng natri huyết.
Trong những tình huống mà việc tiêm natri là chống chỉ định như: suy tim, phù, tăng huyết áp, sản giật, tổn thương thận.
Hạ calci huyết.
Mất clorid.
Tăng aldosterone máu.
Suy thận.
Có tiền sử sỏi tiết niệu.
Cần đặc biệt chú ý đến khả năng giảm kali huyết.
Nếu việc cung cấp natri là chống chỉ định, nhưng chức năng thận không bị tổn thương, nên kiềm hoá bằng dung dịch tromethamin.
Nguy cơ tăng natri huyết và tăng độ thẩm thấu ở người bệnh bị suy tim và suy thận, rồi dẫn đến nguy cơ tăng khối lượng máu và phù phổi. Đặc biệt là ở những bệnh nhân suy thận có tiểu ít, bí tiểu và những bệnh nhân đang sử dụng corticoid.
Trong thời gian điều trị nhiễm acid bằng natri bicarbonat cần theo dõi điện giải huyết và tình trạng cân bằng acid base.
Bất cứ khi nào truyền dung dịch natri bicarbonat, các thông số khí máu động mạch, đặc biệt là pH máu động/tĩnh mạch và nồng độ carbon dioxid phải được kiểm tra trước và trong suốt quá trình điều trị để giảm thiểu khả năng quá liều và gây chứng nhiễm kiềm.
Tai nạn do tiêm ngoại mạch các dung dịch ưu trương có thể gây kích ứng mạch hoặc vảy kết. Tránh sử dụng trên các tĩnh mạch da đầu.
Nếu nhiễm toan hô hấp kết hợp với nhiễm toan chuyển hóa, phải sử dụng thông khí phổi và truyền dịch để tránh việc dư thừa CO2.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (< 2 tuổi): Phải truyền tĩnh mạch chậm, việc truyền nhanh dung dịch natri bicarbonat ưu trương có thể gây tăng natri huyết, giảm áp lực dịch não tủy và có thể gây xuất huyết nội sọ. Không dùng > 8mmol/kg thể trọng/ngày.
Chưa có báo cáo.
Chưa xác định được tính an toàn khi truyền natri bicarbonat cho người mang thai. Tuy nhiên, cần tránh dùng khi bị sản giật.
Chưa xác định được tính an toàn khi truyền natri bicarbonat cho người đang cho con bú. Cân nhắc kỹ về lợi ích so với nguy cơ khi sử dụng trên phụ nữ cho con bú.
Việc kiềm hóa nước tiểu sẽ làm tăng thải trừ tại thận các thuốc là acid, ví dụ: Tetracyclin, doxycyclin, acid acetylsalicylic, chlorpropamid, lithium, methenamid. Nó làm tăng thời gian bán thải và thời gian tác dụng của các thuốc cơ bản như quinidin, amphetamin, ephedrin, pseudoephedrin, memantin và flecainid. Natri bicarbonat có thể làm tăng tái hấp thu ở ống thận mecamylamin gây hạ huyết áp.
Tránh dùng natri bicarbonat với rượu.
Thận trọng khi sử dụng ion natri cho bệnh nhân đang dùng corticosteroid hoặc corticotropin.
Nhiễm kiềm kèm hạ clorid có thể xảy ra nếu sử dụng kết hợp natri bicarbonat với thuốc lợi tiểu hạ kali như bumetanid, acid ethacrynic, furosemid và thiazid.
Sử dụng đồng thời natri bicarbonat ở những bệnh nhân đang dùng thuốc bổ sung kali có thể làm giảm nồng độ kali huyết bằng cách thúc đẩy sự di chuyển ion nội bào.
Nhiệt độ không quá 30°c, tránh ánh sáng.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Chào anh Sơn,
Dạ sản phẩm có giá 61,000đ/ chai.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
C Diện
Hữu ích
Nguyễn Thanh Thảo
Chào chị Diện,
Dạ rất tiếc với sản phẩm này tạm thời nhà thuốc đang chưa hỗ trợ cho chị ngay được. Mong chị thông cảm. Bất cứ khi nào cần hỗ trợ chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ chi tiết hơn ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Anh Sơn
Hữu ích
Trả lời