Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh tiểu đường có điều trị dứt điểm được không?

Ngày 27/05/2017
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến ở trên toàn thế giới. Với cuộc sống hiện đại, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng ngày càng tăng mạnh. Nó còn là nguyên

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến ở trên toàn thế giới. Với cuộc sống hiện đại, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng ngày càng tăng mạnh. Nó còn là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều căn bệnh nguy hiểm về tim mạch, suy thận, tai biến mạch máu não…Bởi vậy tầm quan trọng của việc chữa trị dứt điểm được hay không được rất nhiều người quan tâm.

1. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bệnh nhân khát nước: bệnh nhân mắc bệnh này sẽ có mức đường huyết trong máu cao, sẽ phải lấy nước từ các tế bào để pha loãng đường có trong máu, làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước từ đó kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày: bệnh nhân tiểu đường thường uống nhiều nước và trong máu có quá nhiều đường, nên cần đào thải bớt ra bằng đường nước tiểu.

Ăn nhiều: Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể sẽ phải tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường. Mà insulin trong cơ thể có khả năng kích thích cảm giác đói, do đó insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói. Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thường có cảm giác đói dữ dội.

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng: bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng bao gồm như nấm, nhiễm trùng da… bởi hệ thống miễn dịch bị ức chế cùng với lượng đường trong máu tăng cao, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Vết thương chậm lành: lượng đường có trong máu quá cao sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào viêm có trong máu, làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành hơn và thường dễ bị nhiễm trùng hơn.

2. Bệnh tiểu đường có điều trị dứt điểm được không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người không chỉ riêng những người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh thì có khoảng 85% số người mắc bệnh tiểu đường có thể được chữa trị khỏi bằng những bài tập thể dục và qua việc cải thiện chế độ ăn uống. Bởi phần lớn bệnh nhân thường mắc bệnh tiểu đường type 2, mà nguyên nhân chính là do béo phì và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cùng lối sống ít vận động.

Luyện tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ: Theo các chuyên gia, tập luyện chỉ có thể giúp bạn kiểm soát được căn bệnh này. Bạn hãy bắt đầu bằng cách xác định bài tập nào là phù hợp nhất với bạn, cũng như thỏa mãn được mục đích của bạn một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào nhé. Đồng thời, không quên việc kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện.

Chế độ ăn uống khoa học: Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả với một chế độ dinh dưỡng tốt. Bạn nên ăn thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt đậu…. và các chất xơ tự hoà tan có trong các loại trái cây và rau có màu xanh đậm nhằm làm giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm có đường hoặc đồ ăn quá nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng béo phì, thừa cân. Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…

Bạn cũng cần tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài, chú ý ngủ đủ giấc, đúng giờ để làm giảm quá trình stress và oxy hóa. Đây được xem là một phương pháp tốt để kiểm soát biến chứng tiểu đường.

Chữa khỏi bệnh tiểu đường là mong đợi của những người mắc bệnh này. Do vậy, bạn cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, cũng như phối hợp với chế độ ngủ nghỉ và ăn uống hợp lý. Một phương án bổ sung khác mà bạn có thể cân nhắc trong trường hợp này đó là sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường với thành phần lành tính được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên như Chromiun GFT. Chromium GFT sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, điều chỉnh quá trình chuyển hóa đường và chất béo trở về bình thường, làm giảm cholesterol xấu (LDL – cholesterol), triglyceride trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu.

Thanh Hoa

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin