Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian nhiều biến động nhất đối với mẹ bầu, với sự thay đổi hàng loạt về tình trạng sức khỏe và tâm sinh lý. Vì vậy trong giai đoạn này mẹ cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất.
Đối với từng người thì giai đoạn mang thai 3 tháng đầu có thể diễn ra nhẹ nhàng, nhưng đối với một số mẹ thì thường xuyên bị ốm nghén, khó chịu, đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên. Để giúp mẹ vượt qua thời gian này thuận buồm xuôi gió, hãy cùng điểm qua những cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu nhé.
Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi và số lần mang thai của mẹ mà những triệu chứng của việc mang thai có thể khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số triệu chứng điển hình của những tháng đầu mang thai:
Ốm nghén: theo thống kế thì khoảng 70% chị em có những triệu chứng của việc ốm nghén, bắt đầu khoảng vào tuần thứ 4. Tình trạng này kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ và có thể kéo dài đến tuần thứ 20 đối với những mẹ có cơ địa nhạy cảm hoặc di truyền từ gia đình.
Buồn nôn hoặc nôn ói: khi mang thai thì trong cơ thể mẹ sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn bị đẩy lên thực quản khiến mẹ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khan, đôi khi nôn ói thật sự. Đặc biệt vào buổi sáng thì cảm giác này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Chứng khó tiêu và táo bón cũng là do hormone progesterone gây ra, theo thống kê có khoảng 35-40% phụ nữ mang thai có hiện tượng táo bón trong thai kỳ và những triệu chứng này liên tục diễn ra trong suốt thai kỳ.
Cảm giác đau đầu, mệt mỏi và buồn ngủ sẽ không còn xa lạ, đa số mẹ bầu những tháng đầu sẽ rất thích ngủ, nhưng ngủ không sâu và khá mệt khi thức dậy do không tìm được tư thế ngủ thích hợp.
Ngoài ra những thay đổi về mặt tâm lý khi mang thai cũng dễ khiến mẹ bị căng thẳng hoặc mệt mỏi. Sự khó chịu của những cơn ốm nghén, cảm giác bất tiện khi mang thai và thay đổi đời sống vợ chồng cũng tạo áp lực cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy lúc này mẹ phải thận trọng và chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi để giúp thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh.
Tránh những thực phẩm có mùi nồng như cá kho, thịt phẩm chiên nướng nhiều dầu mỡ… Thay vào đó mẹ nên chọn những thực phẩm thanh mát như rau củ quả, trái cây tươi để cung cấp cho các mẹ vitamin C, chất xơ và đường glucose giúp ổn định dạ dày và dễ tiêu hóa.
Uống nhiều nước, nên sử dụng nước chanh, nước gừng làm ấm bụng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn. Mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhiều nên cần bổ sung lượng
Ăn ít đường, không ăn những thực phẩm được nêm nếm quá tay như quá mặn, quá ngọt hoặc quá cay.
Sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, tập thể dục nhẹ vào buổi sáng và nghỉ ngơi đúng giấc để giúp tinh thần thư thái và sức khỏe tốt, chống lại những bệnh đường hô hấp như cảm cúm, sốt ho..
Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để giảm áp lực lên dạ dày, từ đó cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng lên gấp đôi trong quá trình mang thai, và đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ. Vì vậy có thể chế độ ăn hằng ngày của mẹ không đáp ứng đủ, nhất là các loại vitamin và khoáng chất.
Vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung những loại vitamin như A, B,C,D, axit folic và các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, magie, iot… Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và các bác sĩ dinh dưỡng có thể tư vấn thêm những loại thuốc bổ bổ sung. Trong khoảng thời gian này tuy bụng chưa to lên nhưng mẹ cũng có thể tăng từ 1-2 kg.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng vì lúc này mọi sự phát triển của con đều phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng mà mẹ nạp vào. Vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi đúng cách để đảm bảo sức khỏe và cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ giúp con phát triển toàn vẹn.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.