Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có khá nhiều loại dầu thực vật khác nhau được dùng trong nấu ăn như dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu ô liu… Nhiều người cho rằng dầu thực vật không tốt cho sức khỏe. Vậy sự thật có đúng như vậy không?
Dầu ăn và món chiên xào vẫn thường bị gắn “mác” không tốt cho sức khỏe. Nhưng sự thật có như bạn nghĩ? 9 lý do sau đây sẽ giúp “minh oan” cho dầu ăn.
Chất béo có vai trò thiết yếu đối với cơ thể vì không chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng mà còn đảm bảo các các hoạt động chuyển hóa trong tế bào được diễn ra trơn tru. Nó tham gia vào việc xây dựng cấu trúc của cơ thể: cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch... Vì vậy, không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 14g chất béo/ngày.
Dầu thực vật là loại chất béo được chiết xuất từ các loại hạt và quả của cây, được xem là nguồn chất béo lành mạnh vì có sự cân bằng các axit béo và không cholesterol.
Carbonhydrate, đạm và chất béo là ba nhóm dưỡng chất có vai trò thiết yếu để duy trì sự sống.
Trong khi 1g đường hoặc đạm chỉ cung cấp 4kcal thì chất béo lại có thể mang đến 9kcal. Như vậy, chỉ với 1 lượng nhỏ chất béo chúng ta vẫn có thể được nạp được một lượng lớn năng lượng cho cơ thể. Đây quả là nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả.
Omega 3, omega 6 có trong dầu thực vật là nguồn axit béo mà cơ thể không tự tổng hợp được nên được gọi là axit béo thiết yếu. Nhóm axit thiết béo này có chức năng duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Sự thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào cũng sẽ gây rối loạn phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dầu thực vật được xem là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất omega 3, omega 6.
Cholesterol có 2 loại là cholesterol xấu và cholesterol tốt và là một thành phần quan trọng trong cơ thể người. Tuy nhiên, việc hấp thụ quá nhiều cholesterol xấu sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh do thói quen sinh hoạt như xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
Trong dầu thực vật rất giàu hàm lượng chất xơ thực vật, là thành phần có khả năng ức chế hấp thụ cholesterol xấu này.
Vì Vitamin A, D, E có nhiều trong rau là các Vitamin hòa tan trong dầu, nên khi chúng ta ăn cùng những món ăn sử dụng dầu sẽ giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ.
Vitamin C cực kỳ nhạy cảm với nhiệt, tuy nhiên đối với những món ăn sử dụng dầu, thời gian nấu nướng sẽ được rút ngắn, vì vậy sẽ giúp hạn chế sự phá hủy Vitamin C tốt hơn.
Việc chuyển hóa năng lượng từ nguồn chất béo sẽ giúp tiết kiệm hàm lượng Vitamin B1 cho cơ thể hơn so với từ nguồn Carbonhydrat.
Mặt khác, loại vitamin thiết yếu này cơ thể không tự tổng hợp được, nên phải bổ sung thông qua việc ăn uống. Thế nhưng, Vitamin B1 bị hòa tan trong nước, nên khi chế biến các loại thực phẩm có chứa vitamin này thì chúng ta nên xào thay vì luộc. Điều này sẽ giúp giữ lại lượng Vitamin B1 tốt hơn.
Vitamin E được mệnh danh là “Vitamin trẻ hóa” vì giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể và ức chế việc sản xuất các gốc oxy hóa tự do, nguyên nhân chính gây ra lão hóa.
Dầu thực vật được đánh giá là nguồn cung cấp dồi dào Vitamin E.
Vì dầu ăn giúp bật dậy hương vị nguyên liệu khi nấu nướng nên dù chỉ dùng ít gia vị hay muối, món ăn đã thơm ngon, đậm đà. Nhờ vậy, chúng ta có thể giảm lượng muối và gia vị hấp thụ vào cơ thể.
Dầu thực vật có rất nhiều lợi điểm đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu ăn chưa đúng cách của nhiều người đã vô tình khiến dầu ăn bị “hàm oan”. Hiểu về cơ thể và hiểu về sản phẩm mình sử dụng bao giờ cũng cần thiết. Suy cho cùng, cân bằng mới chính là tối ưu.
Nhân Tâm
Nguồn Tham Khảo: Báo Suckhoedoisong
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.