Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan nghiêm trọng

Ngày 29/05/2019
Kích thước chữ

Gần đây dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan rất nhanh qua nhiều tỉnh thành gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân. Được biết, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh miền tây và các vùng lân cận.

Gần đây dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan rất nhanh qua nhiều tỉnh thành gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân. Được biết, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh miền tây và các vùng lân cận.

Dịch tả lợn châu phiDịch tả lợn Châu Phi

Nguy hiểm do virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus tả lợn Châu Phi (African swine fever virus - ASFV) gây ra. Bệnh lây lan nhanh ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ chết vì nhiễm bệnh lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Hiện bệnh dịch đã lây lan ra nhiều tỉnh thành như: Hậu Giang, Đồng Nai, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương, với số lượng tiêu hủy lên đến hơn 4.000 con.

Đặc điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi

  • Các loài heo đều có khả năng mắc bệnh, kể cả heo rừng và heo nuôi nhà.
  • Heo nuôi thả rong có khả năng mắc bệnh cao hơn (do tiếp xúc nhiều phân, nước tiểu và vi khuẩn bên ngoài, không kiểm soát được).
  • Bệnh có khả năng xảy ra liên tục trong năm.
  • Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.

Một số biểu hiện của bệnh dịch tả lợn Châu Phi

  • Thời gian ủ bệnh 5-10 ngày
  • Sốt có 41-420c kéo dài liên tục trong nhiều ngày (thường là 4 ngày).
  • Sau khi bị sốt heo có biểu hiện ủ rũ, lờ đờ, suy nhược và ho khó thở, run, dáng đi loạng choạng.
  • Xuất huyết thâm tím ở tai, bẹn, bụng và mặt đùi sau, chân rồi hoại tử.

Nhận biết heo bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi

  • Máu chảy ra từ lỗ tự nhiên: mũi, miệng, hậu môn.
  • Tim, cơ tim, vành tim xuất huyết.
  • Lách sưng to, xuất huyết và nhồi huyết.
  • Gan sưng to, xuất huyết.
  • Phổi xuất huyết, khí quản phế quản chứa bọt.
  • Dạ dày xuất huyết.
  • Ruột non, ruột già xuất huyết.
  • Thận xuất huyết
  • Bàng quang phù xuất huyết

Giải pháp phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn châu phiXem vận chuyển heo cũng phải được khử trùng
  • Để tránh vi khuẩn có cơ hội lây lan, người dân nên tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong lẫn bên ngoài, lối đi vào trại, nơi chứa thức ăn, khu xử lý heo chết,…
  • Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.
  • Các phương tiện vận chuyển heo phải được sát trùng kỹ lưỡng trước khi xe chạy vào trại.
  • Hạn chế số người vào trại thường xuyên. Khu vào phải qua sát trùng, tăm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.
  • Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch Tả, Tai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…
  • Nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly heo mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập heo. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn heo hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này.
  • Diệt côn trùng, chuồng trại thường xuyên.
Dịch tả lợn châu phiChuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ

Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát đi cảnh báo, chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Việt Nam siết chặt giám sát tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới không rõ nguồn gốc.

Cách xử lý bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Cụ thể, theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy.

Dịch tả lợn châu phiThiêu hủy lợn nhiễm bệnh

Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú Y (Bộ NNPTNT), mức hỗ trợ này đảm bảo đủ chi phí giá thành sản xuất cho người chăn nuôi. Đối với những hộ không may có lợn bị dịch tả heo Châu Phi buộc phải tiêu hủy, mức hỗ trợ theo quy định là 38.000 đồng/kg.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Lợn mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5-7 ngày. Vi khuẩn tả trong thịt lợn chết ở nhiệt độ 70 độ C.

Chân Chân

 

 

 

 

 

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin