Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Mặc định
Lớn hơn
Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên, sau khi sinh người mẹ phải đối diện với nhiều vấn đề thay đổi về ngoại hình, trong đó sự xuất hiện của đồi mồi là dễ thấy nhất. Vậy đồi mồi sau sinh có tự hết sau một thời gian hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đồi mồi sau sinh khiến chị em vốn đã mệt mỏi lại càng thêm tự ti. Việc bận bịu với con cái khiến các mẹ không thể dành nhiều thời gian để chăm sóc da như trước.
Theo thống kê, hơn 50% nữ giới sau sinh sẽ bị đồi mồi và các đốm nâu xấu xí này có thể theo họ suốt đời nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Nguyên nhân gây đồi mồi thường là các yếu tố sau:
Nếu đồi mồi xuất hiện sau sinh thường sẽ mờ dần trong vòng vài tháng. Khi nồng độ hormone nữ trong cơ thể trở lại mức bình thường và cơ thể không còn sản sinh quá nhiều sắc tố da hay melanin nữa.
Đường sọc nâu (linea nigra) cũng như các vết đồi mồi hoặc nám cũng sẽ dần mờ đi sau khi em bé chào đời.
Tuy nhiên, các đốm nâu đồi mồi có thể quay trở lại nếu bạn bị rối loạn sắc tố da và bắt đầu sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen khiến cho cơ thể rối loạn nội tiết tố.
Đồi mồi tuy không gây hiểm nguy hiểm nhưng nó lại gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn giảm thiểu tình trạng đồi mồi sau sinh:
Tránh ánh nắng mặt trời là một trong những phương pháp tốt nhất để đưa làn da của bạn trở lại bình thường. Đồi mồi vẫn tiếp tục diễn ra nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không che chắn, bảo vệ da cẩn thận.
Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (công thức bảo vệ da chống lại cả tia UVA và UVB) với SPF từ 30 trở lên mỗi ngày, kể cả khi trời mưa hoặc trời râm mát. Bôi kem chống nắng khoảng hai giờ một lần nếu bạn hoạt động ngoài trời.
Bất cứ khi nào bạn dành thời gian ngoài trời, bạn nên che chắn làn da cẩn thận, tốt nhất là đội mũ rộng vành. Hạn chế ra ngoài trong khoảng thời kì từ mười giờ sáng đến ba giờ chiều vì đây là thời điểm mặt trời có cường độ mạnh nhất.
Sử dụng các chất tẩy rửa và kem dưỡng dịu nhẹ, lành tính. Các sản phẩm có thành phần gây kích ứng da vừa không tốt cho phụ nữ sau sinh vừa có thể làm cho vấn đề đồi mồi trên da trở nên tồi tệ hơn.
Các biện pháp tránh thai cho chứa hormone estrogen, chả hạn như thuốc tránh thai, đặt vòng,... dễ gây ra tình trạng đồi mồi và nám da hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn đối với một số ít phụ nữ.
Bạn có thể lựa chọn các biện pháp thay thế khác chẳng hạn như dụng cụ tử cung (DCTC), cấy que tránh thai, tiêm progesterone (Depo - Provera)...
Nếu tình trạng đồi mồi của bạn không cải thiện trong vòng một năm, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ da liễu điều trị của bạn. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng một số kem tẩy trắng có thành phần hydroquinone, thuốc hoặc kem bôi với chứa tretinoin để loại bỏ sắc nâu của đốm đồi mồi.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ da liễu có thể khuyến khích bạn dùng tia laser để điều trị nhanh và hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai, phải cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ tư vấn và luôn cân nhắc trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Các mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất, đa dạng vitamin, nhất là khi đang nuôi con nhỏ. Đây cũng là khi chị em phải tranh thủ bổ sung một ly nước ép mỗi ngày như nước ép nho hoặc cà rốt, vừa giúp làm sáng da từ bên trong vừa cung cấp vitamin cho em bé qua sữa mẹ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải uống nhiều nước từ hai lít trở lên để thanh lọc chất độc trong thân thể và làn da.
Chăm con cực kỳ nặng nhọc nhưng cũng đừng vì vậy mà lơ là việc chăm sóc bản thân. Mỗi tuần dành 15 tới 20 phút để đắp những loại mặt nạ từ thiên nhiên như khoai tây, bột nghệ, cà chua, nha đam... để hỗ trợ làm mờ đồi mồi.
Điều trị đồi mồi sau sinh là cả một quá trình lâu dài. Vì thế bạn nên lựa chọn phương pháp chăm sóc, điều trị da đồi mồi phù hợp và kiên trì thực hiện nó một cách đều đặn, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rõ rệt.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.