Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh chân tay miệng là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu cha mẹ không nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng có thể giúp con
Bệnh chân tay miệng do loại virus có tên là Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây ra. Đặc trưng của loại bệnh lý này chính là sốt, loét miệng, đau miệng, phát ban tại tay – chân – miệng và toàn bộ cơ thể.
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày và sau đó triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là sốt nhẹ, trong một số trường hợp thì trẻ cũng có thể sốt lên tới 39 độ. Bên cạnh đó trẻ thường biếng ăn cũng như mệt mỏi và bị tiêu chảy.
Loét miệng là tình trạng xuất hiện các bóng nước có kích thước khoảng 2 – 3mm và nó thường vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét. Khi trẻ ăn vào khu vực vết loét thường cảm thấy đau và hiển nhiên là trở nên biếng ăn.
Khắp da xuất hiện các bóng nước có hình bầu dục và màu xám. Nhiều nhất là ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân; đôi khi sờ vào còn có cảm giác cộm cộm phía dưới da.
Nếu không chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhanh chóng, kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ diễn biến nặng hơn cũng như nghiêm trọng hơn. Các virus sẽ xâm nhập vào thần kinh trung ương và trẻ rơi vào tình trạng ngủ li bì, mê sảng cũng như co giật.
Với những trường hợp mà hiện tượng bệnh tay chân miệng ở trẻ với mức độ nhẹ, tức là chỉ nổi những bọng nước nhỏ và sốt nhẹ thì có thể điều trị tại nhà.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng có khoa học hay cầu kì đến đâu thì việc đầu tiên phải quan tâm chính là chế độ dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu cũng như hạn chế đồ cay nóng.
Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và uống thuốc theo đơn của bác sỹ kê. Nên bù đủ nước cho con cũng như thường xuyên sát khuẩn bằng các dung dịch đặc trị. Tại vị trí da bị tổn thương thì nên bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bị bội nhiễm. Nếu trẻ có thể súc miệng bằng nước muối thì nên khuyến khích trẻ.
Khi trẻ bị chân tay miệng nên cho trẻ nghỉ học khoảng 1 tuần. Trong nhà có nhiều trẻ nhỏ thì nên cách ly trẻ với nhau. Thường xuyên cho trẻ vệ sinh bằng xà phòng. vệ sinh nhà cửa bằng nhữn.g dung dịch sát khuẩn. Người lớn sau khi chăm sóc trẻ cũng cần phải vệ sinh một cách sạch sẽ để tránh lây lan nguồn bệnh cho những người khác
Theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ sát sao
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cần đặc biệt phải theo dõi tình trạng bệnh của trẻ một cách nghiêm túc. Cho trẻ dùng thuốc theo đơn cũng như kiểm soát tình trạng lây lan bệnh. Chắc chắn, nếu cha mẹ có cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng khoa học thì tình trạng của con sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng cần được quan tâm để nhanh chóng giúp con khỏi bệnh cũng như tránh lây lan sang những đối tượng khác.
Diệu Linh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.