Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúng ta luôn được khuyến nghị cho trẻ bú ít nhất sáu tháng, và nên cho trẻ bú đủ 1 năm. Mặc dù vậy, chúng ta có thể cho trẻ ăn thô đồng thời với việc cho trẻ bú mẹ, và nên tăng cường kỹ năng ăn thô ngay từ khi trẻ bắt đầu tập ăn.
Thời gian chuyển tiếp từ bú mẹ sang ăn thô luôn là vấn đề đau đầu với các bà mẹ, bởi mỗi trẻ có đặc điểm, sở thích khác nhau. Theo đó, thời gian trẻ tập ăn thô cũng khác nhau. Dẫu vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ nên tập ăn thô từ một khoảng thời gian nhất định để trẻ làm quen – không quá sớm và không quá muộn – với việc ăn thô. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về thời gian cho trẻ tập ăn thô và cách giúp trẻ làm quen nhanh với việc ăn thô.
Thông thường trẻ sơ sinh sẵn sàng học cách nhai và nuốt thức ăn khi trẻ 6 tháng tuổi.
Quá trình chuyển đổi từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn đặc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều sẵn sàng học cách nhai và nuốt ở cùng một độ tuổi, một số trẻ tiếp thu nhanh, nhưng một số trẻ khác mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với việc ăn thức ăn đặc.
Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là ngay khi bạn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc nhai nuốt, hãy cho trẻ tập ăn thô. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bạn không nên cố gắng dạy bé tập nhai trước khi bé được 6 tháng. Ngay cả khi trẻ đang cố gắng tiếp cận với thức ăn trước độ tuổi đó thì điều đó không có nghĩa là trẻ đã thực sự sẵn sàng ăn thức ăn ở dạng đặc.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn thô bao gồm:
Khi mới bắt đầu tập ăn thô, trẻ sẽ chưa quen và có xu hướng khó nuốt. Bạn có thể thử các cách sau đây để giúp trẻ ăn thô dễ dàng hơn.
Sử dụng đồ chơi hỗ trợ việc mong răng giúp trẻ sơ sinh phát triển cơ lưỡi và cơ hàm, tất cả đều cần thiết cho việc học cách di chuyển thức ăn xung quanh. Những đồ chơi này được thiết kế đặc biệt để tăng kích thích xúc giác và giác quan của trẻ nhằm giúp trẻ làm quen với thức ăn thô.
Bạn nên cho trẻ tập nhai đồ chơi này thường xuyên trước khi cho trẻ ăn thức ăn đặc để trẻ có thể luyện tập và xây dựng sức mạnh răng hàm. Bên cạnh đó, bạn nên đan xen các bữa ăn thô để trẻ tiếp xúc thật với thức ăn.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn có hương vị và kết cấu khác nhau giúp kích thích vị giác của trẻ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ sữa mẹ sang thức ăn đặc. Bạn có thể đan xen ngũ cốc gạo, trái cây mềm hay rau xay nhuyễn.
Bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi sang thức ăn thô là bạn nên thêm các thức ăn nghiền như chuối hoặc rau nấu chín. Điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ sử dụng kỹ năng nhai và cơ hàm của mình.
Cố gắng cho trẻ ăn vào những thời điểm cố định và đảm bảo rằng khi trẻ đói mới để trẻ ăn. Trẻ đã ăn no chưa chắc hào hứng với việc nhai các loại thức ăn mới.
Ngoài các cách trên, bạn có thể thử các mẹo sau:
Vậy khi nào trẻ bắt đầu ăn thô? Ăn thô sẽ không còn là ác mộng với bạn và trẻ khi bạn hiểu rõ khi nào trẻ sẵn sàng ăn thô và cách giúp trẻ cải thiện kỹ năng ăn thô. Tuy nhiên, trẻ khác nhau về tính cách và khả năng, nên chúng ta cũng cần lắng nghe trẻ, bên cạnh việc áp dụng các cách như bài viết đã nêu.
Tuyết Linh
Nguồn tham khảo: Else Nutrition
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.